Friday, May 13, 2016

Khu đất dự án Tràng Tiền Plaza Nha Trang có chủ mới, thiết kế sai quy định?

UBND Khánh Hòa vừa cho Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Vịnh Nha Trang thuê đất để thực hiện dự án Trung tâm Thương mại Hà Quang tại thành phố Nha Trang.


Nếu xây dựng theo hình phối cảnh, Ha Quang Center sẽ vi phạm trật tự xây dựng

Cụ thể, cho Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Vịnh Nha Trang thuê 4.483,1 m2 đất tại số 02 Nguyễn Thị Minh Khai, phường Lộc Thọ, thành phố Nha Trang để sử dụng vào mục đích thực hiện dự án Trung tâm Thương mại Hà Quang (Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp - đất thương mại, dịch vụ).

Hình thức thuê đất là trả tiền thuê đất hàng năm, thời hạn sử dụng đất đến ngày 30/6/2065.

Theo thông tin trên website chủ đầu tư, dự án Trung tâm Thương mại Hà Quang có tên thương mại Ha Quang Center được thiết kế gồm 3 tầng hầm, 6 tầng trung tâm thương mại, 2 tháp 39 tầng cùng 2 tầng mái, 1 tầng kỹ thuật với tổng diện sàn 120.000 m2.

Như vậy, với 48 tầng cao (chưa kể 2 tầng mái, 1 tầng kỹ thuật), thiết kế dự án Ha Quang Center hiện đã vượt quá số tầng cao cho phép theo đồ án quy hoạch chung thành phố Nha Trang đến năm 2025 đã được Thủ tướng phê duyệt hồi tháng 9/2012, trong đó quy định các công trình thuộc khu đô thị ven biển Nha Trang có chiều cao xây dựng tối đa 40 tầng.

Được biết, trong năm 2015, UBND Khánh Hòa đã lần lượt thu hồi giấy chứng nhận đầu tư và thu hồi khu đất số 2 Nguyễn Thị Minh Khai do Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Tràng Tiền - Nha Trang thuê để đầu tư dự án Trung tâm Thương mại và Du lịch Tràng Tiền (Tràng Tiền Plaza Nha Trang) vì lý do trễ tiến độ quá lâu.

Khu đất số 2 Nguyễn Thị Minh Khai được giới đầu tư đánh giá có vị trí đắc địa khi tiếp giáp 3 mặt đường: Nguyễn Thị Minh Khai, Hùng Vương và Nguyễn Thi, nơi có chợ đêm Nha Trang rất đông du khách.







Vn Bất Động Sản | Dat Binh Duong | Mua Ban Nha Dat

Sẽ không trực tiếp siết tín dụng bất động sản?

Tại nghị quyết về phiên họp thường kỳ tháng 4/2016 vừa ban hành, Chính phủ đã chính thức yêu cầu Ngân hàng Nhà nước rà soát, sửa đổi Thông tư số 36 (quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng) phù hợp với điều kiện thực tế.



Thay vì trực tiếp siết tín dụng bất động sản bằng “đánh” trực tiếp như hướng sửa Thông tư 36 đưa ra thời gian qua, thì lựa chọn mới này sẽ gắn trực tiếp với lợi ích và lựa chọn dùng vốn của mỗi nhà băng.

Như VnEconomy đề cập ở bài viết gần đây, việc sửa Thông tư 36 đặt ra vào cuối nhiệm kỳ Thống đốc của ông Nguyễn Văn Bình, nên quyết sửa ngay hay không tại thời điểm đó vẫn là điểm để ngỏ.

Và thực tế câu chuyện sửa Thông tư 36 được chuyển tiếp cho đến nay.

Với nghị quyết trên của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước phải tiếp tục bắt tay vào việc. Điểm quan tâm còn lại là sẽ vẫn theo hướng sửa đổi của dự thảo trước đây, hay sẽ có lựa chọn khác?

Theo dự thảo đã công bố, cơ chế đối với tín dụng bất động sản được dự kiến sửa theo hướng siết chặt hơn.

Một là, giới hạn tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn sẽ giảm mạnh, mức chung từ 60% xuống còn 40%. Nhu cầu vay tiêu dùng, đầu tư kinh doanh bất động sản chủ yếu là trung dài hạn, nên bị ảnh hưởng ở điểm này.

Hai là trực tiếp tăng mạnh hệ số rủi ro đối với “các khoản phải đòi để kinh doanh bất động sản” từ 150% lên 250%.

Ngân hàng Nhà nước đã có giải trình nội dung dự thảo, cũng như tham luận với thị trường trước các chiều quan điểm. Tựu trung, nhà điều hành muốn cảnh báo rủi ro và hạn chế dòng tín dụng vốn đã thể hiện tốc độ khá cao và nhanh vào bất động những năm gần đây.

Với chỉ đạo trên của Chính phủ, việc rà soát và sửa đổi Thông tư 36 là chắc chắn. Nếu vẫn giữ nguyên hai điểm sửa đổi trên thì không nói làm gì, còn lại chỉ là vấn đề thời gian áp dụng.

Tuy nhiên, theo tìm hiểu của VnEconomy, một hướng lựa chọn khác có thể tính tới, chứ không nhất thiết can thiệp trực tiếp vào dòng chảy tín dụng bất động sản.

Cụ thể, hệ số rủi ro đối với “các khoản phải đòi để kinh doanh bất động sản” vẫn giữ nguyên ở 150%.

Nếu vậy, một trong những tác động trực tiếp đối với dòng tín dụng vào bất động sản và cả các chỉ số an toàn hoạt động của ngân hàng không bị ảnh hưởng. Điều này cũng có lý do của nó.

Theo phân tích của Ngân hàng Nhà nước, nếu tăng hệ số rủi ro trên từ 150% lên 250%, tác động lên hệ số an toàn vốn (CAR) của hệ thống là không lớn. Nhưng, nếu xét theo một số điểm trũng, tác động là đáng kể.

Đặc biệt, tại mùa đại hội đồng cổ đông vừa qua, một số ngân hàng thương mại nhà nước đã tự cảnh báo rằng, CAR của họ đang ở mức đáng quan ngại, và buộc phải tăng thêm vốn điều lệ để cải thiện.

Thêm nữa, năm nay, họ phải thực hiện các chuẩn mực cao hơn của Basel 2, CAR cũng là một điểm trũng cần bồi đắp.

Trong bối cảnh đó, càng có thêm tác động bất lợi tới CAR của các “ông lớn”, ảnh hưởng đối với các dòng chảy chung là đáng kể. Ví như, CAR không đảm bảo yêu cầu, những thành viên có thị phần lớn trong cho vay này sẽ khó đẩy vốn ra tốt hơn cho thị trường, trong khi Chính phủ đang thể hiện quyết tâm thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế (và vẫn phải dựa nhiều vào đòn bẩy tín dụng).

Trong tình huống trên, nếu không tăng mạnh hệ số rủi ro khi sửa Thông tư 36, Ngân hàng Nhà nước vẫn có nhiều công cụ, cơ chế khác để giám sát và “uốn nắn” dòng tín dụng vào bất động sản, nếu nhận thấy tiềm ẩn rủi ro hoặc tăng trưởng quá nóng.

Đó là, từ năm 2010 đến nay, Ngân hàng Nhà nước thực hiện cơ chế giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cụ thể cho từng nhà băng; định kỳ đánh giá để điều chỉnh trong năm.

Cơ chế giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng dựa trên nhiều tiêu chí. Và khi không sửa trực tiếp trong Thông tư 36, nhà điều hành có thể bổ sung thêm một tiêu chí để định hướng gián tiếp, đại ý: nếu anh cho vay bất động sản quá nhiều, tôi sẽ hạn chế chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng chung của anh.

Cùng đó, các cơ chế khác ngoài Thông tư 36 cũng được phối hợp đồng bộ. Ví như cơ chế dự trữ bắt buộc, tái cấp vốn hoặc các chính sách ưu tiên các ngân hàng lái vốn vào các đích ngắm mong muốn.

Nếu ngân hàng nào cho vay bất động sản quá nhiều thì càng bị hạn chế trong ưu tiên chính sách; ngược lại, nếu tăng hỗ trợ vốn cho các lĩnh vực khuyến khích như nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa… thì được áp cơ chế dễ chịu hơn.

Tựu trung, thay vì trực tiếp siết tín dụng bất động sản bằng “đánh” trực tiếp như hướng sửa Thông tư 36 đã nêu, thì lựa chọn mới này sẽ gắn trực tiếp với lợi ích và lựa chọn dùng vốn của mỗi nhà băng.



Vn Bất Động Sản | Dat Binh Duong | Mua Ban Nha Dat

Vốn nhàn rỗi đang được 'rót' vào bất động sản?

Mặc dù không quá sôi động, nhưng có thể thấy bất động sản tại Tp.HCM hiện đang là kênh thu hút dòng tiền nhàn rỗi và cả đầu cơ, một phần do việc đầu tư vào ngoại tệ và vàng không còn hấp dẫn, trong khi chứng khoán lại tiềm ẩn nhiều rủi ro.


Theo ghi nhận tại thị trường Tp.HCM, lượng tiêu thụ căn hộ hiện vẫn tiếp tục gia tăng và đạt mức tăng trưởng cao nhất tính từ năm 2012, trong đó phân khúc bất động sản trung và cao cấp hấp thụ dòng tiền nhiều hơn, đặc biệt là sau khi phân khúc nhà giá rẻ không còn được hỗ trợ từ gói tín dụng 30.000 tỉ đồng.
Mua để cho thuê và đầu tư

Qua tham khảo một số kênh đầu tư, bà Võ Quỳnh Mai (quận Phú Nhuận) đã quyết định dồn số tiền tiết kiệm để mua căn hộ sau đó cho thuê lại. Bà Mai cho rằng, vàng và ngoại tệ hiện đã không còn hấp dẫn, chứng khoán thì nhiều rủi ro và mình lại không rành, trong khi đó bất động sản đang trên đà phục hồi và cũng là một tài sản có khả năng đảm bảo cho tuổi già.

“Tôi quyết định lựa chọn một căn hộ tại dự án ở quận 7, căn hộ này có giá bán khá vừa túi tiền, khoảng 1,4 tỉ đồng/căn có 2 phòng ngủ, mỗi tháng cho thuê lại cũng được trên 10 triệu đồng/tháng, hấp dẫn hơn nhiều so với lãi suất tiết kiệm. Hơn nữa, dự án này lại bàn giao vào đúng thời điểm tôi nghỉ hưu nên sẽ có thu nhập ổn định từ việc cho thuê lại” - bà Mai cho biết.

Tương tự, vợ chồng anh Nguyễn Thành Phẩm (quận Bình Thạnh) cũng cho biết vừa mua được một căn hộ để cho thuê thay vì để trong ngân hàng, vì lãi suất không còn hấp dẫn.

Không chỉ mua căn hộ cho thuê lại, thị trường bất động sản hiện còn chứng kiến sự trở lại của không ít nhà đầu tư thứ cấp với sự xuất hiện của 'sóng' tăng giá. 'Thắng lớn' nhờ đầu tư vào một số dự án tại quận 2, ông Phan Quang - một nhà đầu tư thứ cấp (mua đi bán lại) - đã đúc kết kinh nghiệm rằng những dự án căn hộ có vị trí tốt với nhiều ưu điểm vượt trội về tiện ích và cơ sở vật chất sẽ rất dễ ra hàng vì khả năng tăng giá và cho thuê lại đều cao, đặc biệt là với những khách hàng là người nước ngoài đang làm việc trên địa bàn.

Còn theo anh Dương Nguyễn Minh Tuấn - một nhà đầu tư thứ cấp, một trong những yếu tố giúp thanh khoản của thị trường bất động sản Tp.HCM tốt lên trong thời gian qua là nhờ sự tham gia của nhiều nhà đầu tư đến từ Hà Nội, thậm chí cả những người nước ngoài.

“Không hiếm khách hàng tại Hà Nội đã gom cả chục căn hộ tại một dự án ở quận 7, cá biệt có trường hợp một nhà đầu tư đến từ Thái Lan mua liền 100 căn hộ ở khu vực gần trung tâm Tp.HCM chủ yếu để cho thuê lại” - anh Tuấn cho biết.

Kết quả khảo sát của Hiệp hội Bất động sản Tp.HCM (HoREA) cũng ghi nhận xu hướng 'lướt sóng' ở phân khúc cao cấp của thị trường bất động sản đang có dấu hiệu tăng, hiện chiếm khoảng 15% giao dịch. “Cùng thời điểm này năm ngoái, nhà đầu tư thứ cấp chỉ chiếm khoảng 15% giao dịch tùy từng phân khúc, tuy nhiên tỉ lệ này trong 4 tháng đầu năm nay đã chiếm từ 15-20% giao dịch, thậm chí con số này còn cao hơn nếu dự án có vị trí đắc địa” - ông Lê Hoàng Châu, chủ tịch HoREA nhận xét.



Chuyên viên bán hàng đang tư vấn cho khách một dự án ở KĐTM Thủ Thiêm, quận 2, Tp.HCM. Ảnh: T.T.D
Khách hàng có thêm nhiều chọn lựa

Cùng với sự hồi phục của thị trường, hàng loạt dự án bất động sản tại Tp.HCM đã đua nhau bung hàng trong thời gian gần đây.

Ngoài 'siêu dự án' Vinhomes Golden River của Vingroup cung cấp hàng ngàn căn hộ, thị trường bất động sản Tp.HCM trong những tháng đầu năm nay cũng chứng kiến sự bung hàng của hàng loạt dự án tại khu Nam và khu Đông.

Khu Nam thành phố chứng kiến sự ra đời của hàng loạt dự án căn hộ như River City (quận 7) của An Gia Investment, Quỹ đầu tư Creed Group (Nhật Bản) và Công ty BĐS Phát Đạt triển khai với tổng vốn đầu tư khoảng 500 triệu USD; dự án Saigon Mia (khu Trung Sơn) với hơn 800 căn hộ hay dự án Nam Phúc - Le Jardin (Phú Mỹ Hưng)...

Trong tháng 5 này tại địa bàn quận 6 còn có dự án Viva Riverside được Công ty Vietcomreal - chủ đầu tư chào bán với gần 300 căn hộ có diện tích từ 50-105 m2/căn.

Tại khu Đông, ngoài dự án Opal Riverside của Công ty BĐS Đất Xanh còn có hơn 400 căn hộ thuộc dự án Centana Thủ Thiêm (quận 2) cũng được chủ đầu tư tung ra thị trường.

Ông Stephen Wyatt - Tổng giám đốc JLL Việt Nam, chuyên tư vấn và quản lý bất động sản đánh giá thị trường căn hộ tại Tp.HCM và Hà Nội tiếp tục ghi nhận những kết quả khả quan trong những tháng đầu năm nay, trong đó có gần 20.000 căn hộ đã được tiêu thụ trong quý I/2016.
>> thị trường bất động sản Bình Dương

“Đây là một con số khá ấn tượng nếu so với vài năm trước đây. Không ít dự án có tốc độ bán hàng đạt đến 90% ngay trong ngày mở bán” - ông Stephen Wyatt nhận xét.

Một báo cáo mà Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) vừa công bố cũng cho thấy thị trường bất động sản trong những tháng đầu năm đạt mức tăng trưởng cao nhất kể từ năm 2012. Trong đó, Công ty CBRE nhận xét, phân khúc căn hộ cao cấp và trung cấp hiện đang chiếm ưu thế với lần lượt 48% và 36% thị phần, nguyên nhân do phân khúc nhà giá rẻ chịu ảnh hưởng khi hết hạn vay gói 30.000 tỉ đồng.
CBRE nhận định, ước tính trong năm nay thị trường sẽ có khoảng 6.000 căn hộ cao cấp mới, tương đương năm 2015. Dự báo, tốc độ của nguồn cung mới cho phân khúc cao cấp và hạng sang được bổ sung vào thị trường có thể sẽ chậm lại trong năm 2017-2018.
Cũng theo CBRE, xét ở góc độ nhu cầu, độ hút khách của phân khúc này trong năm nay cũng sẽ tương đương hoặc có thể cao hơn so với năm 2015 và đến giai đoạn năm 2017-2018, nguồn cung phân khúc này có thể sẽ giảm do quỹ đất dần cạn kiệt.

(Theo Tuổi trẻ online)

Cơn sốt’ bất động sản Việt Nam không thể kéo dài mãi

Dù nhận định sức nóng của thị trường bất động sản vẫn còn tiếp tục trong thời gian tới nhưng ông Stephen Wyatt, Tổng giám đốc JLL Việt Nam cũng cho rằng, sớm hay muộn 'cơn sốt' này sẽ phải hạ nhiệt theo đúng chu kỳ phát triển của thị trường khi “mùa mưa” đến.

Trong suốt vài tháng vừa qua, thị trường bất động sản vẫn tiếp tục lan tỏa sức nóng, nền kinh tế đã được cải thiện đáng kể với dự đoán mức tăng trưởng GDP trong năm 2016 đạt 6,8%; và nếu đạt được, Việt Nam sẽ trở thành quốc gia có nền kinh tế tăng trưởng nhanh thứ 2 trên thế giới chỉ sau Ấn Độ.

Lãi suất hiện tại là 8-9% và lạm phát được kiểm soát dưới mức 3%. Trong năm 2015, lượng vốn đăng ký đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) đạt 22,8 tỉ USD, tăng 12% so với năm trước. Kiều hối đạt khoảng 13 tỉ USD, với lượng tiền đổ vào bất động sản đang tăng lên. Trong 4 tháng đầu năm 2016, thặng dư thương mại đạt 1,5 tỉ USD, chủ yếu nhờ vào sự gia tăng xuất khẩu. Lượng khách quốc tế tăng vọt lên đến 3,3 triệu lượt trong 4 tháng đầu năm, tăng 17,8% so với cùng kỳ năm ngoái.



Ông Stephen Wyatt, Tổng giám đốc JLL Việt Nam

JLL đánh giá, nền kinh tế Việt Nam đã trở lại đúng hướng, thị trường bất động sản cũng quy tụ các động lực phát triển trong suốt 18 tháng qua, chủ yếu tâp trung vào phân khúc nhà ở tại các thành phố trọng điểm như Tp.HCM và Hà Nội. Doanh số bán hàng tại mỗi thành phố được ghi nhận đạt mức cao trong quý I/2016, lần lượt đạt khoảng 9000 căn hộ và 8000 căn hộ. Giá thuê văn phòng hạng A tại Tp.HCM tăng do nhu cầu tăng lên nhưng cung không đủ đáp ứng, tỉ lệ diện tích trống của tất cả các phân khúc văn phòng giảm xuống còn 6%, đây là mức đã đạt được hồi quý IV/2008.

Thị trường bán lẻ vẫn là một phân khúc phát triển chưa đồng đều với một số trung tâm hoạt động tốt, đáng chú ý như Vivocity, Cresent, Lotte, AEON, và Trung Tâm Sài Gòn 2 được dự báo sẽ đi vào hoạt động giữa năm 2016, có khách thuê chính là Takashimaya. Nhiều thương hiệu quốc tế mới cũng đang tìm cơ hội gia nhập vào thị trường như Zara và H&M. Phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng cũng đang hồi phục với nhiều khách sạn trong khu vực trung tâm ghi nhận công sức hoạt động cao và nhiều nhà điều hành quản lý mới cũng đang gia nhập thị trường Việt Nam, đặc biệt tại các khu vực ven biển như Đà Nẵng, Nha Trang và Phú Quốc.

Hoạt động của phân khúc bất động sản công nghiệp cũng được cải thiện với nhiều công ty đang có ý định vào Việt Nam, nhờ vào chi phí lao động thấp và cơ sở hạ tầng đang được cải thiện. Phân khúc này sẽ còn được đẩy mạnh hơn nữa khi một số kí kết thương mại có hiệu lực, bao gồm Hiệp định thương mại tự do EU và Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Có thể nói Việt Nam sẽ là quốc gia được hưởng lợi nhiều nhất từ thỏa thuận TPP trong vòng 5-10 năm tới. Các nhà đầu tư nước ngoài đang hướng tâm điểm đến Việt Nam với nhiều tập đoàn đang nỗ lực tìm hiểu thị trường và cố gắng để có được chỗ đứng vững chắc tại thị trường Việt Nam. Nhiều giao dịch hiện đang được tiến hành ký kết và dẫn đầu là các tập đoàn đến từ Nhật Bản.

Theo ông Stephen Wyatt, một câu hỏi được nhiều người quan tâm đó là thị trường sẽ duy trì trạng thái này trong bao lâu? Một mặt nào đó, thị trường bất động sản cũng giống như thời tiết, chúng ta đang trải qua những ngày nắng nóng đỉnh điểm, nhưng chúng ta cũng biết rằng một thời điểm nào đó mùa mưa rồi sẽ đến và không khí cũng sẽ mát mẻ hơn. Nhìn lại 26 năm qua, Việt Nam đã trải qua 4 chu kì phát triển thị trường và trong thời gian tới vòng quay này sẽ còn tiếp diễn.

Phương Uyên
(Theo Tuổi trẻ online)

Wednesday, May 11, 2016

Kinh tế suy yếu ảnh hưởng bất lợi đến bất động sản thương mại

Bộ phận truyền thông của CBRE khu vực Châu Á vừa cho biết, trong quý I/2016, tổng lợi nhuận đầu tư trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương giảm 36% so với quý trước do nhiều nhà đầu tư thận trọng hơn trước sự bất ổn của thị trường chứng khoán và tình hình kinh tế suy yếu đi.



Thương vụ giao dịch bất động sản lớn nhất trong quý I/2016 tại Châu Á là Công ty China Everbright mua lại Trung tâm tài chính Dah Sing (Hong Kong) với giá 1,3 tỉ USD. Ảnh minh họa.

Tuy nhiên, theo CBRE, vốn đầu tư từ châu Á nói riêng vẫn sôi động trong khu vực với những giao dịch giá trị lớn của các nhà đầu tư Trung Quốc, trong đó có thương vụ giao dịch trị giá lớn thứ hai từ trước đến nay tại Hồng Kông khi Công ty China Everbright mua lại Trung tâm tài chính Dah Sing với giá 1,3 tỉ USD. Ngoài điểm sáng kể trên, hoạt động đầu tư trên thị trường bất động sản Hồng Kông phần lớn vẫn duy trì ở mức thấp.

Ts. Henry Chin, Trưởng bộ phận nghiên cứu của CBRE châu Á – Thái Bình Dương cho biết, dù hoạt động đầu tư có phần trầm lắng hơn nhưng nhiều nhà đầu tư tổ chức vẫn tiếp tục thể hiện sự quan tâm mạnh mẽ đến các loại hình tài sản cốt lõi tại các thị trường trọng điểm nhằm gia tăng ảnh hưởng của họ theo chiến lược đa dạng hóa. Riêng tại các thị trường Úc và Nhật Bản, lượng giao dịch có sụt giảm dù các nhà đầu tư quốc tế vẫn duy trì nhu cầu về tài sản cốt lõi ở mức cao. Giá tài sản cao tại Úc khiến các nhà quản lý quỹ trong nước ngần ngại trong việc mua tài sản, một số nhà quản lý quyết định bán các tài sản không cốt lõi để quay vòng vốn cho hoạt động đầu tư trong tương lai. Tại Nhật Bản, dù nhà đầu tư vẫn có nhu cầu mạnh mẽ nhưng nguồn cung lại hạn chế do có ít tài sản chất lượng tốt được chào bán, nhất là tại các thị trường trọng điểm như Tokyo.

Ngoài ra, những mối quan ngại về tình hình kinh tế, môi trường kinh doanh và tâm lý người tiêu dùng kém lạc quan cũng góp phần ảnh hưởng bất lợi đến thị trường bất động sản thương mại khu vực trong quý 1/2016.

Ông Chin cũng nhận định thêm rằng: “Thị trường văn phòng cho thuê thường trầm lắng trong quý đầu tiên của năm. Nhìn chung, phân khúc văn phòng có sự giảm sút về lượng khách thuê, nhưng tại các thành phố cấp 1 của Trung Quốc như Thượng Hải và Thâm Quyến, nhu cầu thuê văn phòng vẫn mạnh mẽ với mức tăng trưởng cho thuê cao. Tại các thị trường khác, nhu cầu thuê văn phòng đang được thúc đẩy bởi giá trị của các vị trí cho thuê. Nhiều công ty đã chuyển văn phòng ra các khu vực ngoài trung tâm để giảm chi phí. Nhu cầu mở rộng chỉ nằm trong phạm vi tại Thượng Hải và Mumbai. Trong bối cảnh tình hình hoạt động suy giảm, các chủ tòa nhà cũng trở nên thận trọng hơn và tập trung vào việc giữ chân khách thuê, đặc biệt là ở thị trường Hồng Kông và Tokyo.”

Trên thị trường bán lẻ, Hồng Kông ghi nhận mức giảm doanh số bán lẻ trầm trọng nhất kể từ năm 1999. Trong 2 tháng đầu năm nay, doanh số bán lẻ tại Hồng Kông đã giảm 13,6% so với cùng kỳ năm ngoái do lượng khách du lịch giảm mạnh và tâm lý thận trọng của người tiêu dùng trong nước. Phần lớn nhu cầu thuê tại châu Á – Thái Bình Dương đến từ ngành hàng thời trang và dịch vụ ăn uống. Hầu hết các thị trường châu Á đều trầm lắng nhưng lượng thuê tại thị trường Thái Bình Dương vẫn ổn định.

Hầu hết các thị trường bán lẻ châu Á vẫn chịu tác động tiêu cực từ việc thay đổi tiêu dùng của khách du lịch và các mô hình du lịch, nhất là từ các khách du lịch Trung Quốc do mức chi tiêu của họ đang ảnh hưởng bởi việc đồng Nhân Dân Tệ suy giảm. Thêm vào đó, trái ngược với các quý trước, sự tăng giá đồng Yên bắt đầu hướng khách du lịch chi tiêu tại Nhật Bản, đặt áp lực lên việc tăng trưởng doanh số bán lẻ. Trong quý 1/2016, Tokyo ghi nhận việc thu hẹp quy mô mở rộng của các thương hiệu cao cấp sau đợt sụt giảm doanh số. Trong khi đó, nhu cầu của các nhà bán lẻ mới tại thị trường Thái Bình Dương vẫn mạnh mẽ.

Nhiều nhà bán lẻ quốc tế vẫn rất nhạy cảm với vị trí gắn với xu hướng giá trị. Có khả năng trong các quý tới, nhà đầu tư sẽ tập trung lại vào các tài sản cốt lõi tại các khu vực mua sắm lớn. Trong môi trường thách thức như hiện nay, kinh nghiệm quản lý và kiến thức là yếu tố quan trọng đối với các nhà đầu tư bán lẻ.

Vẫn theo CBRE, quý I/2016, giá thuê mặt bằng bán lẻ giảm 0,8% so với quý trước do tăng trưởng thấp tại thị trường Nhật Bản và Thái Bình Dương. Giá trị nguồn vốn bán lẻ không thay đổi nhưng tiếp tục được điều chỉnh giảm tại Hồng Kông và Singapore.


Tại Việt Nam, giới đầu tư ghi nhận nhu cầu mạnh mẽ từ ngành hàng thời trang trung cấp, dịch vụ ăn uống và giải trí tại các khu vực ngoài trung tâm nhưng điều này vẫn chưa đủ so với lượng lớn nguồn cung mới.

Tại Trung Quốc, thị trường ghi nhận sự gia tăng hoạt động đầu tư với lợi nhuận đầu tư tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái. Hoạt động mua từ các nhà đầu tư trong nước tăng 36% so với cùng kỳ năm ngoái nhờ tận dụng được nguồn vốn giá rẻ do lãi suất thấp.

Giá thuê văn phòng tăng 0,4% so với quý trước trong bối cảnh tỉ lệ trống thấp và nguồn cung mới hạn chế. Sydney có mức tăng trưởng dẫn đầu với giá thuê tăng 5,1%. Tỉ lệ hấp thụ thuần giảm một nửa xuống còn 790 m2 NFA so với quý trước. Các công ty dịch vụ chuyên môn, dược phẩm, công ty công nghệ khởi nghiệp và công ty tài chính trong nước dẫn đầu về nhu cầu thuê văn phòng. Tăng trưởng giá trị nguồn vốn văn phòng giảm xuống còn 0,9% so với mức 1,2% trong quý 4/2015. Nhu cầu thuê không gian nhà xưởng công nghiệp có sự kết hợp trong quý 1/2016 do sự suy giảm hoạt động thương mại và sản xuất trong khu vực. Nhu cầu lớn về thương mại điện tử và giao thông được ghi nhận tại Trung Quốc, Ấn Độ và Úc. Nhu cầu từ ngành điện tử được đẩy mạnh hơn khi các nhà sản xuất tiếp tục chuyển đến thị trường Đông Nam Á. Ngành sản xuất truyền thống (đồ nội thất, hàng tiêu dùng nhanh và dệt may) cũng sôi động. Nhìn chung, giá thuê bất động sản thương mại tăng 0,3% so với quý trước nhờ sự tăng trưởng mạnh tại Trung Quốc.

Theo Đầu tư

Lỗ bạc tỷ vì đầu tư nhà đất không chính chủ

Ham rẻ, anh Dũng (ngụ quận 10, TP HCM) cùng người bạn chồng 2 tỷ đồng mua lô đất thổ cư gần 300 m2 tại huyện Bình Chánh, song đến phút cuối mới vỡ lẽ đã có một gia đình khác mua miếng đất này từ nhiều năm trước.

Vướng vào giao dịch kém may mắn hồi quý IV/2015, ê kíp đầu tư của anh Dũng phải chạy ngược chạy xuôi áp dụng đủ bài từ ngọt nhạt nhờ vả đến đâm đơn kiện tụng, nhưng đến nay vẫn chưa lấy lại được tiền. Anh Dũng kể, sau khi kiểm tra thông tin quy hoạch kỹ càng, anh mới quyết định mua đất. Lúc hợp đồng công chứng xong, anh trao hết tiền cho người mua. Đến khi đi nhận đất mới phát hiện ra trên khuôn viên có một gia đình đã mua miếng đất này từ năm 1997.

Tiếp xúc với người khách trước đó, anh Dũng mới hay lúc ký hợp đồng công chứng xong thì gia đình này cho chủ nhà mượn lại sổ đỏ để tách thửa. Song, chủ nhà không tách thửa mà bán luôn cho người khác, sau đó rời khỏi địa phương. Với thực trạng mua nhà đất không chính chủ, anh Dũng cũng không thể bán, xây dựng hay sửa chữa đối với bất động sản này. Anh nhẩm tính, trong điều kiện bình thường, suất đầu tư có thể mang lại lợi nhuận bạc tỷ trong vòng 6-12 tháng tới. Song vì lâm cảnh này, anh phải ngậm bồ hòn làm ngọt, kiên nhẫn chờ đợi.

"Tôi đã đầu tư nhiều nơi và kỹ lưỡng trong khâu pháp lý nhưng với trường hợp không chính chủ như thế này thì mới gặp lần đầu. Khổ tâm nhất là quả lừa này lên đến bạc tỷ", anh Dũng than thở.

Trường hợp của vợ chồng chị Duyên may mắn hơn, vì kiểm tra được tình trạng lô đất tại khu Nam Sài Gòn có dấu hiệu không chính chủ ngay từ đầu nên chưa xuống tiền tỷ mua tài sản. Câu chuyện bắt đầu từ giữa tháng 2/2016 chị Duyên được môi giới chào bán lô đất hơn 1.000 m2 với giá 2,7 tỷ đồng, có thể xây nhà mật độ 15-20% trên khuôn viên.



Rủi ro pháp lý được xem là rủi ro khó nhận biết nhất đối với kênh đầu tư bất động sản. Ảnh: Vũ Lê



Theo quy trình, sau khi khách chồng đủ tiền ký hợp đồng (50% giá trị tài sản), chủ đất sẽ bắt đầu tiến hành các thủ tục xin tách thửa. Tuy nhiên, sau khi tiếp cận với chủ đất và tham khảo hợp đồng, nhận thấy pháp nhân là 2 người hoàn toàn khác nhau nên gia đình chị Duyên băn khoăn, chần chừ xuống tiền.

Thích đất rộng để xây nhà nhỏ, khuôn viên còn lại làm vườn nên nữ khách hàng này cho hay chị mê miếng đất ngay từ khi đi xem, lại được giá rẻ. "Song vì chủ đất và bên đứng ra làm hợp đồng bán là hai người khác nhau nên phải thận trọng. Vì lo ngại nguy cơ bị kẹt tiền tỷ trong suất đầu tư này nên đành bỏ cuộc", chị chia sẻ.

Có thâm niên 7 năm làm môi giới và tư vấn nhà đất tại TP HCM, ông Nguyễn Tấn Phong cho biết: "Rủi ro pháp lý là dạng rủi ro vô hình, tiềm ẩn, khó phát hiện nhất đối với nhà đầu tư bất động sản. Đối với trường hợp mua phải nhà đất không chính chủ, thiệt hại rất khó lường".

Ông Phong cho hay, đa phần những vụ đầu tư bị hớ vì nhà đất không chính chủ thường chỉ được bên mua phát hiện khi giao dịch đã hoàn tất, tiền đã đóng đủ, tức là đã muộn màng. Chính vì vậy, giới đi buôn vẫn thường khuyến cáo, nhắc nhở nhau bài học: "Chỉ có người mua lầm chứ người bán không lầm".

Kinh nghiệm đầu tư an toàn, tránh mất vốn trong thị trường này, theo ông Phong, cần tuân thủ quy trình kiểm tra thông tin từ chính bên bán và từ Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất hoặc Phòng Quản lý đô thị phường, quận.

Thứ nhất, kiểm tra giấy tờ nhà đất. Bên bán phải xuất trình giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà hay quyền sử dụng đất (sổ đỏ hoặc sổ hồng bản chính) cho bên mua. Trong các giấy tờ này, bản vẽ khu đất, căn nhà được thể hiện cụ thể, là cơ sở để bên mua so sánh với hiện trạng thực tế.

Thứ hai, kiểm tra thân nhân xem bên bán có đủ điều kiện bán hay không (có chính chủ hay không). Ví dụ: miếng đất đứng tên một người hay nhiều người, đã từng thay đổi chủ ra sao, người ủy quyền có hợp pháp không...

Thứ ba, kiểm tra tranh chấp tại phòng tư pháp, cán bộ địa chính phường hoặc kiểm tra đơn thư liên quan đến nhà đất tại văn phòng đăng ký quận. Quy trình này nhằm xem xét tài sản có vướng tranh chấp, bị đơn thư tố cáo, khiếu nại trước đó hay không.

Thứ tư, kiểm tra quy hoạch xem nhà đất có nằm trong diện bị giải tỏa, phóng hẻm, mở rộng lộ giới hay thuộc nhóm đất dự phòng hay không... tại


Theo VnExpress

Cấm chuyển lợi nhuận kinh doanh bất động sản: Chưa công bằng, khó phát triển

Đó là quan điểm của nhiều DN trong thực hiện triển khai Luật Thuế thu nhập DN (TNDN) sửa đổi năm 2013, bởi theo quy định hiện hành, DN chỉ được bù lỗ kinh doanh BĐS với lãi sản xuất kinh doanh.

Ngược lại, không được bù trừ mà phải nộp thuế riêng. Đại diện nhiều DN BĐS cho rằng, quy định này đang làm “khó” họ. Khi DN đăng ký một mã số thuế thì có quyền kinh doanh đa ngành nghề. Do đó, phải được tự quản lý và bù đắp lỗ, lãi của chính mình.

Cần “fair play”


Theo ông Nguyễn Thế Điệp - Chủ tịch HĐQT Reesenco Sông Hồng, DN trong kỳ tính thuế có hoạt động chuyển nhượng BĐS nếu bị lỗ thì số lỗ này được bù trừ với lãi của hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, lãi của hoạt động BĐS không được bù trừ với lỗ của hoạt động sản xuất kinh doanh khác, trừ trường hợp làm thủ tục giải thể DN. Đồng thời, thu nhập từ hoạt động BĐS theo quy định của pháp luật phải hạch toán riêng để kê khai nộp thuế TNDN với mức thuế suất 20% là quá cao so với mặt bằng chung trong khu vực. Điều này vô tình trở thành gánh nặng đè lên vai các DN BĐS.



Khu đô thị Mỗ Lao, quận Hà Đông. Ảnh: Linh Anh

Chẳng hạn DN A có thu nhập từ hoạt động BĐS lỗ 100 triệu đồng và thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính lãi 200 triệu đồng. Đương nhiên DN A được bù trừ số lỗ của hoạt động BĐS với hoạt động sản xuất kinh doanh chính là 100 triệu đồng. Thuế TNDN phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh chính sẽ rơi vào 20 triệu đồng. Thế nhưng DN B có thu nhập từ hoạt động BĐS lãi 100 triệu đồng và thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính là lỗ 200 triệu đồng thì thuế TNDN họ lại phải nộp của hoạt động BĐS là 22 triệu đồng. Thu nhập lỗ từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính là 200 triệu đồng không được bù từ hoạt động BĐS mà chuyển lỗ sang các năm sau và thời gian chuyển lỗ tối đa không quá 5 năm.

"Khi Nhà nước cho phép DN kinh doanh thêm một số ngành nghề thì các ngành nghề đó là một thể thống nhất. Như nguyên tắc bình thông nhau, cùng một bình sẽ đương nhiên được bù trừ qua lại giữa các ngành nghề. Do đó, quy định này không còn hợp lý và thiếu công bằng đối với các DN BĐS, ảnh hưởng không nhỏ đến nội lực phát triển, mở rộng của DN” - ông Nguyễn Văn Đực - Phó Giám đốc Công ty BĐS Đất Lành nhấn mạnh. Cũng theo ông Nguyễn Văn Đực, không thể phủ nhận ngành thuế đã có nhiều cải tiến trong vấn đề khai, quyết toán thuế. Tuy nhiên, ở khía cạnh khác vấn đề tồn đọng cho đến tận bây giờ mà DN BĐS nào cũng quan tâm là được hạch toán bù trừ trong quá trình kinh doanh để xác định lợi nhuận và nghĩa vụ nộp thuế thu nhập DN bình đẳng như những ngành nghề khác. Trong bối cảnh mở cửa kinh tế như hiện tại, để thị trường BĐS phát triển bền vững, tạo sự cạnh tranh sòng phẳng, DN cần sự “fair play” từ ngành thuế.

Lo thất thu thuế

Năm 2014, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ cho bổ sung quy định DN được bù trừ lãi từ chuyển nhượng BĐS với lỗ từ hoạt động sản xuất kinh doanh vào Luật Thuế thu nhập DN (TNDN) sửa đổi năm 2013. Theo cơ quan soạn thảo, điều này là phù hợp với thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Đặc biệt, sẽ tạo cơ sở để góp phần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ xấu. Tuy nhiên, đề xuất này vẫn đang xem xét do vấp phải nhiều e ngại thất thoát thuế từ các cơ quan quản lý.

Ở góc độ kinh tế, chuyên gia Nguyễn Minh Phong cho biết: “Vấn đề này nằm trong quyết định chung của Nhà nước về ưu tiên dùng vốn cho 6 lĩnh vực kinh doanh và trọng tâm. Không khuyến khích đầu tư đầu cơ BĐS quá mức. Nguyện vọng của các DN BĐS là đáng ghi nhận. Song ở góc độ quản lý, khi mở “van hai chiều” thì Nhà nước có thể thất thu thuế vì các DN sẽ tìm cách chuyển giá, báo cáo lỗ liên tục. Từ đó yêu cầu bù lỗ thì không thu được thuế. Xét theo tiêu chí này, kiến nghị của các DN BĐS là không hợp lý”.

TS Nguyễn Trí Hiếu - chuyên gia tài chính cho rằng, sức ép về nguồn thu của thuế là có thật. Tuy nhiên, nếu cơ quan thuế cứ lo ngại BĐS là lĩnh vực siêu lợi nhuận, dễ đầu cơ cần phải “siết” lại để áp dụng quy định không cho phép bù trừ lãi BĐS cho ngành nghề khác, vô hình trung đã hạn chế môi trường cạnh tranh đối với ngành đầu tư kinh doanh Bất Động Sản. Vắt kiệt nguồn thu và tạo sân chơi thiếu bình đẳng, gây khó cho DN. Thậm chí, nếu không cẩn thận, sẽ đi ngược lại chính sách cởi mở thông thoáng đang nỗ lực xây dựng.


Chuyên gia nhận định

Cần được chủ động với tài chính của mình

Trao đổi với phóng viên, TS. Cấn Văn Lực – chuyên gia tài chính ngân hàng cho rằng, các DN cần được chủ động với kế hoạch tài chính của mình. Chuyển nhượng BĐS là một hoạt động kinh doanh bình đẳng như các kinh doanh khác thì việc sử dụng đồng lãi từ BĐS để bù trừ lỗ cho hoạt động chính việc bình thường, tạo điều kiện để DN chủ động với kế hoạch đầu tư dài hạn, tối ưu hóa nguồn vốn đầu tư phát triển. Đặc biệt, nó sẽ tạo cơ sở tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ xấu. Bên cạnh ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các DN đa ngành có kinh doanh BĐS thì điều này có ảnh hưởng lớn đến hoạt động xử lý nợ xấu hiện nay. Đa số các khoản nợ xấu hiện nay đều có tài sản đảm bảo bằng BĐS và cái khó nhất của nợ xấu lại chính là xử lý tài sản đảm bảo. Và rất khó cho ngân hàng khi DN vẫn có lãi nhưng vẫn không thể chuyển qua để xử lý nợ.


Theo KTĐT