Tuesday, April 26, 2016

Thị trường BĐS 2016: Khan hiếm nhà trên dưới 1 tỷ đồng

Năm 2016, thị trường BĐS được nhận định có chiều hướng tốt khi nguồn cung căn hộ tiếp tục tăng mạnh. Đặc biệt, phân khúc căn hộ trung và cao cấp vẫn có sức hút nhất định. Trong khi đó, căn hộ có giá dưới 1 tỷ đồng dù luôn được thị trường đón nhận nhưng vẫn tiếp tục khan hiếm bởi một số yếu tố về lợi nhuận, thủ tục…




Thị trường nhà ở giá rẻ vẫn còn thiếu rất nhiều so với nhu cầu của đại bộ phận người dân.

Hầu hết các nhà đầu tư, kinh doanh BĐS đều thừa nhận, phân khúc nhà ở thương mại có quy mô vừa và nhỏ (1-2 phòng ngủ) có giá bán trên dưới 1 tỷ đồng vẫn là phân khúc phát triển bền vững, trụ cột của thị trường, đáp ứng nhu cầu thật của đại bộ phận người dân.

Điều này thể hiện trong 2 năm gần đây, thị trường căn hộ giá trung bình từ 1,5 tỷ đồng trở lại vẫn trong tình trạng cung không đủ cầu. Thậm chí, ở những dự án giá cao nhưng diện tích nhỏ, giá trên 1 tỷ đồng cũng luôn hút khách.

Cùng với đó là những dự án nhà thương mại, nhà thu nhập thấp vay được gói 30 nghìn tỷ đồng như Kim Văn – Kim Lũ, HH Linh Đàm, Rice City Tây Nam Linh Đàm,… cũng đã được người mua “vét” sạch từ khi mới công bố mở bán.

Lý giải vì sao khan hiếm nhà giá thấp, đại diện một Cty chuyên phân phối dự án có giá trên dưới 1 tỷ đồng cho rằng, cũng vì một phần là do lợi nhuận của phân khúc này thấp nên không thu hút nhiều chủ đầu tư. Trong khi đó, từ khi bắt đầu một dự án, hoàn thành thủ tục phải mất một thời gian khá dài, có khi đến vài năm, bỏ ra rất nhiều chi phí nhưng lợi nhuận thu về thấp nên rất nhiều doanh nghiệp ngại không muốn tham gia.

Thêm nữa, do thời gian qua, khi thị trường BĐS sau nhiều năm “đóng băng” đã phục hồi và khởi sắc trở lại. Nhà giá trên 1,5 tỷ đồng có giao dịch khá tốt khiến các chủ đầu tư thi nhau lao vào. Bởi đầu tư vào phân khúc trung và cao cấp thì tỷ suất lợi nhuận sẽ cao hơn nhiều so với đầu tư xây dựng các dự án nhà ở có giá rẻ. Vì vậy, nhà dưới 1,5 tỷ đồng vẫn tiếp tục khan hiếm trong năm 2016 – 2017.

Một lý do nữa khiến nhà ở giá thấp khan hiếm chính là thiếu quỹ đất. Luật Kinh doanh BĐS 2014 quy định, những dự án BĐS tại các khu vực đô thị loại III trở lên phải dùng 20% diện tích để xây dựng dự án nhà ở xã hội. Thế nhưng những dự án làm được điều này chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Trên thực tế, tại những đô thị lớn như Hà Nội, TP HCM… nhu cầu về nhà ở là rất lớn, nhưng với mức thu nhập dưới 10 triệu đồng/tháng của hơn 40% hộ gia đình tại Việt Nam thì phần lớn rất khó có khả năng mua được nhà (theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới năm 2015).

Còn theo tính toán của anh Nguyễn Văn Huy (quận Thanh Xuân, Hà Nội) – người đang có nhu cầu mua nhà thì với giá nhà ở mức 9,7 triệu đồng/m2 thì những người có thu nhập từ 10 – 15 triệu đồng/tháng như gia đình anh chỉ có thể mua được nhà với diện tích khoảng 40 – 55m2. Muốn có một căn nhà rộng tương đối thì anh phải có mức thu nhập trên 30 triệu đồng/tháng. Như vậy, với mức thu nhập này, không chỉ vợ chồng anh mà sẽ có rất nhiều người chưa thể đáp ứng được. Anh vẫn đang chờ cơ hội mua nhà khi Chính phủ có thêm gói vay hỗ trợ tín dụng tương tự gói 30 nghìn tỷ đồng. “Hiện tại, tôi cũng chưa biết lựa chọn dự án nào vì làm gì có nhiều dự án trên dưới 1 tỷ đâu mà chọn, đến đâu hay đến đó thôi”, anh Huy cho biết.

Theo chuyên gia Đặng Hùng Võ, thị trường BĐS hiện đang phục hồi và phát triển tích cực trở lại. Bên cạnh khả năng phát triển mạnh hơn của phân khúc giá trung bình và trên trung bình, phân khúc giá rẻ vẫn tiếp tục được kỳ vọng phát triển với nguồn cung ổn định hàng năm. Tuy nhiên, phân khúc này khó có điều kiện tăng cung mạnh (có thể cung không đủ cầu) vì yếu tố thị trường không cao, phụ thuộc rất nhiều vào sự trợ giúp của Nhà nước mà khả năng trợ giúp này lại luôn có hạn.

Cho nên, một thị trường muốn bền vững thì phải cân đối cung cầu. Một mặt đáp ứng được nhu cầu của nhà đầu tư nhưng mặt khác cũng phải có nguồn cung nhà ở phù hợp với túi tiền và nhu cầu ở thực của người dân, nhất là những người có thu nhập thấp, khó khăn về nhà ở…


Theo Báo Xây dựng




Vn Bất Động Sản | Dat Binh Duong | Mua Ban Nha Dat

Khởi động chu kỳ phát triển mới phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng

Sau một thời gian dài “ngủ đông”, phân khúc bất động sản (BĐS) nghỉ dưỡng, vốn được ví như một “nàng công chúa” đang chuyển mình trở lại, hứa hẹn một chu kỳ phát triển mới với sức cạnh tranh ngày càng quyết liệt.

Hoạt động sôi nổi


Ngay từ những tháng đầu năm 2016, phân khúc thị trường BĐS nghỉ dưỡng đã hoạt động rất sôi nổi với một loạt các dự án “khủng” được công bố ra thị trường. Từ Phú Quốc đến Vũng Tàu, Phan Thiết (Bình Thuận), Nha Trang (Khánh Hòa), Quy Nhơn (Bình Định), Đà Nẵng, Thanh Hóa, Quảng Ninh… các chủ đầu tư thay nhau "bung hàng" với nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn. Chỉ tính riêng từ khu vực miền Trung trở vào (đến Phú Quốc), đã có khoảng 15 khu nghỉ dưỡng cao cấp được tái khởi động hoặc đầu tư mới, với khoảng trên 10.000 phòng khách sạn và biệt thự. Đáng chú ý là, mặc dù nguồn cung cực lớn, nhưng doanh số bán hàng tại các dự án căn hộ/biệt thự rất tốt, với 70 - 80% số căn chào bán được đặt mua.

Theo các chuyên gia của JLL (Công ty Nghiên cứu BĐS JLL Việt Nam), thị trường thời gian qua ghi nhận nhiều kết quả tích cực và phân khúc BĐS nghỉ dưỡng cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Chính vì vậy, sự gia tăng nguồn cung BĐS nghỉ dưỡng phản ánh đúng nhu cầu của thị trường, đồng thời đánh dấu sự trở lại của phân khúc BĐS nghỉ dưỡng.



Khách hàng tham quan sa bàn một dự án bất động sản nghỉ dưỡng ven biển. Ảnh: Việt Tâm

"Lượng người quan tâm tìm hiểu và quyết định “xuống tiền” tại các dự án biệt thự nghỉ dưỡng ven biển tăng lên là nhờ vào chính sách bán hàng với nhiều ưu đãi từ các chủ đầu tư; chẳng hạn như: Cam kết lợi nhuận, hỗ trợ cho vay với lãi suất ưu đãi, được sử dụng miễn phí trong một thời gian nhất định..." - ông Stephen Wyatt - Tổng Giám đốc JLL Việt Nam nhận định, đồng thời cho rằng, việc cho phép người nước ngoài sở hữu BĐS tại Việt Nam đã tác động tích cực đến phân khúc BĐS nghỉ dưỡng, hơn nữa giá cả tại phân khúc này khá mềm nếu so với các quốc gia láng giềng. Ví dụ, giá trung bình của dự án BĐS cao cấp tại Băng Cốc dao động từ 4.500 – 8.000 USD/m2, trong khi tại Jakarta là khoảng 3.000 – 4.000 USD/m2, gấp đôi giá tại Việt Nam (1.700 – 2.500 USD/m2).

Theo các chuyên gia, BĐS nghỉ dưỡng sẽ tiếp tục hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là khi các rào cản pháp lý đang từng bước được gỡ bỏ. Bên cạnh đó, vẻ đẹp tự nhiên của Việt Nam cũng là một yếu tố hấp dẫn thu hút du khách và các nhà đầu tư.

Cạnh tranh sẽ ngày càng khốc liệt

Trao đổi với phóng viên, ông Jonathan Tizzard - Giám đốc Bộ phận Nghiên cứu & Định giá thuộc Hãng tư vấn Cushman & Wakefield Việt Nam cho rằng, thời gian qua, các DN nội địa đang thực sự thống lĩnh thị trường BĐS nghỉ dưỡng. Điển hình có thể kể đến những cái tên đình đám như Vingroup, Sun Group, FLC Group hay mới đây nhất là LDG Group và M.I.K Land… cùng các dự án có tổng đầu tư lên tới hàng ngàn tỷ đồng.

Tuy nhiên, với các quy định mới về BĐS (đã được luật hóa - PV), bên cạnh những chính sách ưu đãi đối với nhà đầu tư từ chính quyền địa phương các cấp, "nàng công chúa nghỉ dưỡng" đang thực sự thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài. Cụ thể, một số nhà đầu tư đến từ Nhật Bản, Singapore, Thái Lan, Hồng Công (Trung Quốc)... đã bắt đầu có những động thái thể hiện sự quan tâm đến thị trường BĐS nghỉ dưỡng Việt Nam với viễn cảnh lợi nhuận đầy hứa hẹn.

Chính vì vậy, trong tương lai không xa, các DN trong nước sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh quyết liệt của các DN nước ngoài, trước hết là về vốn, thiết kế, chất lượng cũng như quản lý xây dựng và vận hành. Dù vậy, theo ông Jonathan Tizzard, hiện tại các DN trong nước đang chiếm thế thượng phong bởi lợi thế am hiểu thị trường, tâm lý khách hàng, trong khi các nhà đầu tư nước ngoài cần thời gian để nghiên cứu thị trường và xây dựng chiến lược phù hợp. "Đây chính là lúc các nhà phát triển dự án trong nước nên tận dụng thời cơ và lợi thế của mình để phát huy năng lực cạnh tranh nhằm tạo ra các sản phẩm chất lượng cao hơn, cạnh tranh được với các dự án của các nhà phát triển dự án nước ngoài" - ông Jonathan Tizzard nói.

Trong quá khứ, các dự án BĐS nghỉ dưỡng chủ yếu giới hạn trong sở hữu tư nhân với giá cả khá cao, nhưng hiện nay đã trở nên dễ tiếp cận với giá cả phải chăng và khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn. Do đó, ngay cả những khách hàng quan tâm đến các dự án trong phân khúc trung cấp vẫn có thể đầu tư. Ngoài ra, các nhà phát triển dự án ngoài việc đưa ra những ưu đãi hấp dẫn thì còn cam kết với khách hàng lợi nhuận đầu tư từ 8 - 8,5% tại một số dự án. Đây chính là điểm nhấn, hứa hẹn BĐS nghỉ dưỡng sẽ tiếp tục thu hút các nhà đầu tư trong thời gian tới.

Chuyên gia nhận định

Lợi thế từ vị trí đến hệ thống hạ tầng


Vị trí và sự kết nối hạ tầng giao thông thuận lợi là những yếu tố tiên quyết làm nên sự thành công của một dự án BĐS nghỉ dưỡng ven biển - đó là nhận định của ông Nguyễn Nam Sơn - Giám đốc Điều hành Quỹ đầu tư Vietnam Capital Partners, sáng lập viên Công ty BĐS Tanzanite International (Singapore).

Theo ông Sơn, những nơi nằm trong bán kính 2 giờ đi xe hơi, xung quanh các đô thị lớn đều có tiềm năng phát triển rất nhanh. Chẳng hạn, tại các địa điểm du lịch biển nổi tiếng như Pattaya của Thái Lan hay Sentosa của Singapore, hoạt động du lịch và kinh doanh đều rất phát triển vì nằm trong vòng bán kính như vậy. Tại Việt Nam, khu vực phía Nam, điển hình có thể kể đến là Vũng Tàu. TP biển này đang thu hút tới hơn 16 triệu lượt du khách mỗi năm (gấp 4 lần số du khách tới Nha Trang hay Đà Nẵng), chính vì có vị trí thuận lợi là gần TP Hồ Chí Minh, trong phạm vi bán kính 2 giờ chạy xe.

Theo tính toán, số người Việt có nhu cầu được nghỉ dưỡng tại các địa điểm 5 sao là khá lớn, nhưng Việt Nam chưa có nhiều các dự án BĐS ven biển thực sự tầm cỡ, (mỗi TP biển thường chỉ có 1 - 2 dự án). Theo dự báo, khoảng từ 5 - 7 năm tới, người Việt sẽ sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn cho du lịch, và sẽ đạt mức khoảng 80 USD mỗi ngày. Khi đó, đa số mọi người sẽ muốn được nghỉ ngơi tại các khách sạn và resort cao cấp. Đây chính là thời điểm tốt nhất để tìm kiếm và phát triển các khu nghỉ dưỡng 5 sao mới.




 Theo KTĐT




Vn Bất Động Sản | Dat Binh Duong | Mua Ban Nha Dat

Hết gói 30 nghìn tỷ đồng, chủ đầu tư tự tìm cách hỗ trợ khách hàng

Trong khi chờ gói tín dụng tương tự gói hỗ trợ tín dụng 30 nghìn tỷ đồng ra đời, nhiều nhà đầu tư NƠXH đã ngay lập tức có phương án hỗ trợ tài chính tốt nhất, tìm lối thoát cho khách hàng và cho chính mình.


Chủ đầu tư dự án NƠXH Bamboo Garden kịp thời đưa ra chính sách ưu đãi mới nhất đối với khách hàng.

Sẽ có chương trình tín dụng tiếp theo gói 30 nghìn tỷ đồng hỗ trợ mua NƠXH

Gói 30 nghìn tỷ đồng với lãi suất ưu đãi 5%/năm, thời hạn vay lên đến 15 năm, được xem là gói tín dụng có ý nghĩa thiết thực, giúp những người thu nhập thấp có cơ hội sở hữu nhà tại những dự án NƠXH và thương mại giá rẻ. Thế nhưng, cuối tháng 3/2016, Ngân hàng Nhà nước đã chính thức thông báo dừng gói tín dụng 30 nghìn tỷ đồng khiến hàng nghìn người thu nhập thấp rơi vào cảnh dở khóc dở cười nếu không muốn nói là thất vọng. Việc tiếp cận gói vay không đơn giản, thủ tục để được giải ngân cũng không hề dễ dàng, nhưng vẫn là cơ hội lớn cho người mua. Nay cánh cửa đó đột ngột đóng lại trong khi chưa hề có cảnh cửa khác sẵn sàng mở ra.

Trước thực tế trên, tại Diễn đàn giá trị thật BĐS Việt Nam do Hiệp hội BĐS Việt Nam (VNREA) phối hợp cùng Kênh Thông tin tài chính kinh tế Cafef.vn tổ chức vừa qua tại Hà Nội, ông Nguyễn Trần Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam cho biết: Sẽ có gói khác thay thế, và người dân không phải quá lo lắng về điều này.

Theo ông Nam, gói 30 nghìn tỷ đồng bản chất là gói hỗ trợ cho người nghèo, người thu nhập thấp vay nhà, điều này đã được đưa vào Luật Nhà ở với quy định cụ thể. Theo đó, các ngân hàng trực thuộc hệ thống Ngân hàng Nhà nước phải dành 3% dư nợ cho vay để cho người nghèo, người thu nhập thấp vay mua NƠXH với lãi suất thấp bằng 50% lãi suất trên thị trường. Trên thực tế, tổng dư nợ của các ngân hàng trực thuộc Ngân hàng Nhà nước vào khoảng 1 triệu tỷ đồng, nghĩa là hệ thống ngân hàng vẫn dành ra khoảng 30 nghìn tỷ đồng để cho vay với lãi suất bằng một nửa lãi suất trên thị trường.

Hiện có 4 ngân hàng đã thực hiện điều luật này là Vietinbank, Agribank, Vietcombank, BIDV và đã có thông tư 25 hướng dẫn. Ngoài ra, trong luật quy định, triển khai cho vay hộ nghèo mua NƠXH thì 50% lấy từ nguồn ngân sách cấp.

Nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng khẳng định sẽ có hai gói cho vay mua nhà không giới hạn quy mô và mãi mãi. “Sắp tới, Hiệp hội sẽ có những kiến nghị cho các ngân hàng duy trì và đẩy nhanh tiến độ gói này”, ông Nam nhấn mạnh.

Chủ đầu tư tìm cách hỗ trợ khách hàng

Gói hỗ trợ tín dụng 30 nghìn tỷ đồng kết thúc, trên thị trường, phân khúc NƠXH bỗng dưng trở nên trầm lắng. Khách hàng mong ngóng và rất cần một chính sách hỗ trợ mới. Những chủ đầu tư của dự án đang dở dang như đang ngồi trên đống lửa còn những DN đã hoàn thành dự án thì phải cân đối lại nguồn vốn để có một chính sách bán hàng linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tế và để có thể hỗ trợ nhiều nhất cho khách hàng.

Theo đại diện CEO Group, Chủ đầu tư dự án NƠXH Bamboo Garden (Quốc Oai, Hà Nội) thì 100% khách mua nhà tại Bamboo đều phải vay vốn từ gói 30 nghìn tỷ đồng. Nếu không có gói vay ưu đãi thì bài toán tài chính của khách hàng trở nên quá khó khăn. Dự án đã tiếp nhận rất nhiều hồ sơ đăng ký mua nhà và hiện đã hoàn thiện cả hai tòa CT9A, CT9B, sẵn sàng bàn giao cho khách.

Mới đây, chủ đầu tư này đã công bố chính sách ưu đãi “1 vốn 4 lợi” áp dụng cho khách ký hợp đồng mua bán thành công trước ngày 02/6/2016, trong đó “4 lợi” mà khách hàng được hưởng là: Nhận nhà ngay; xe bus miễn phí hướng trung tâm Hà Nội; hỗ trợ vay vốn lãi suất 5%/năm; miễn 2 năm phí quản lý và dịch vụ bể bơi.

Có thể nói, đây là một trong những DN kịp thời đưa ra chính sách ưu đãi mới nhất, mạnh dạn hỗ trợ lãi suất cho khách hàng theo mức bằng với gói vay 30 nghìn tỷ đồng trong thời gian chờ gói hỗ trợ mới.


Cư dân Bamboo Garden được thừa hưởng khu tiện ích đồng bộ của KĐT cao cấp Sunny Garden City.

Còn Cty CP Địa ốc Hoàng Quân (HQC) – chủ đầu tư dự án HQC Plaza, HQC Hóc Môn thì tuyên bố trước báo giới sẽ bù lãi suất cho khách hàng để mức lãi suất mà khách hàng chịu chỉ ở mức 6%/ năm cho đến khi có gói hỗ trợ mới.

Đưa ra chính sách hỗ trợ khách hàng kịp thời nhưng các DN nói trên cũng đồng quan điểm là mong muốn Nhà nước sớm có một gói tín dụng dành riêng cho NƠXH, tạo điều kiện cho người thu nhập thấp có cơ hội sở hữu nhà.

Các chuyên gia đưa ra lời khuyên, trong thời điểm này, khách hàng nên lựa chọn những dự án đã hoàn thiện và có chính sách bán hàng ưu đãi để vừa có thể nhận nhà ngay, vừa tận dụng hỗ trợ từ chủ đầu tư.

Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, năm 2015, cả nước hoàn thành 13 dự án NƠXH cho người thu nhập thấp có quy mô hơn 6.100 căn hộ và 20 dự án nhà ở cho công nhân, quy mô hơn 8.200 căn hộ. Dự báo, đến năm 2020, cả nước cần khoảng 1 triệu căn hộ dành cho người thu nhập thấp. Tuy nhiên, nguồn cung hiện nay chỉ đáp ứng được khoảng 10.000 căn/năm.
Theo Ninh Toàn/ Báo xây dựng


tags: 30 nghìn tỷ, Nhà ở xã hội, nha o xa hoi binh duong, nha dat binh duong gia re, bat dong san binh duong gia re

Bất động sản TP. HCM: Sẽ tăng trưởng mạnh trong quý II

Đánh giá triển vọng thị trường quý II, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cho rằng, thị trường bất động sản sẽ tăng trưởng mạnh.

Đặc biệt, nhà đầu tư bắt đầu đầu tư nhiều hơn vào phân khúc nhà ở xã hội, nhà ở thương mại quy mô vừa và nhỏ, có giá bán vừa túi tiền... để mở bán trong quý này. Ngoài ra, do nguồn cung tăng và áp lực đảm bảo tính thanh khoản, áp lực cạnh tranh, dẫn đến giá cả sẽ hợp lý hơn theo hướng có lợi cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, các nhà đầu tư sẽ bị ảnh hưởng khá nhiều do giá thép tăng cao.

Chung nhận định trên, ông Ngô Quang Phúc, Phó Tổng Giám đốc Công ty Địa ốc Him Lam cho biết, trong quý này, Công ty ông sẽ cho ra thị trường 400 căn hộ với giá chỉ 1 tỷ đồng/căn.

Bà Đỗ Thu Hằng, Phó Giám đốc Bộ phận Nghiên cứu của Savills cho biết, thị trường bất động sản quý II/2016 có nhiều triển vọng theo đà tăng trưởng củakinh tế Việt Nam. Trong đó, phân khúc căn hộ bình dân và trung cấp tiếp tục chiếm nguồn cung lớn, với khoảng 16.000 căn trong thời gian từ nay tới cuối năm.



Thị trường bất động sản TP. HCM được kỳ vọng sẽ có sự phát triển mạnh từ quý II/2016

Trong khi đó, theo dõi đại hội đồng cổ đông thường niên của các công ty địa ốc tổ chức trong quý I cho thấy, nhiều doanh nghiệp vẫn đặt ra tham vọng phát triển dự án bất động sản cao cấp và chú trọng việc mời gọi các quỹ đầu tư nước ngoài rót vốn hợp tác để thực hiện các dự án “khủng”.

Trong đó, Novaland sẽ tiếp tục tung ra thị trường nhiều dự án lớn, như Khu đô thị Nam Rạch Chiếc (quy mô 30 ha), Dự án Khu đô thị Cảng Phú Định (quy mô 50 ha, tại quận 8)…

Cũng trong quý II, một “đại gia” địa ốc khác là CTCP Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (Sacomreal) sẽ lần lượt ra mắt thị trường hàng loạt dự án mới thuộc 3 dòng sản phẩm chính: Jamona (khu đô thị phức hợp cao cấp), Charmington (căn hộ cao cấp) và Carillon (căn hộ tầm trung) tại các vị trí khá đắc địa trên địa bàn nhiều quận trung tâm của TP.HCM.

Công ty Thủ Đức House sẽ tiếp tục mở bán các căn hộ tập trung tại quận 9 và Thủ Đức, như Dự án S-Home Thủ Đức (417 căn), TDH Bình Chiểu (243 căn), dự án đất nền tại Bình Chiểu (rộng trên 4 ha), dự án khu nhà ở tại quận 9 (diện tích gần 10.000 m2)...

Công ty An Gia cũng vừa thông báo, trong quý II sẽ bắt tay với Công ty Địa ốc Phát Đạt để tái khởi động Dự án The Everich 2 (quận 7), tung ra thị trường hàng ngàn căn hộ.

Công ty đầu tư Quốc Cường Land cũng tiếp tục mở bán dự án căn hộ De Capella tại trung tâm quận 2 trong quý này. Dự án gồm 2 tháp cao 22 tầng, với 19 tầng căn hộ cao cấp, 3 tầng thương mại và 2 hầm đậu xe, được xây dựng trên khuôn viên 4.684,5 m2.

Một sự kiện đáng chú ý là, Tập đoàn Vingroup gần đây đã được UBND TP.HCM chấp thuận cho đầu tư xây dựng dự án tại cảng Ba Son (quận 1), với tổng vốn đầu tư 30.000 tỷ đồng. Ngay sau đó, đơn vị này đã thông báo về việc mở bán Dự án Vinhomes Ba Son ngay trong quý II này.

Như vậy, sau một quý chật vật, sang quý II/2016, các doanh nghiệp đã xốc lại kế hoạch kinh doanh và hoạch định lại chiến lược cho mình. Sự phân hóa giữa các phân khúc thị trường đang giúp thị trường được phát triển bài bản hơn, chuyên nghiệp hơn.

Theo Gia Huy/Báo Đầu tư

bat dong san, mua ban nha dat binh duong,

Thị trường bất động sản 2016: Dự án căn hộ siêu sang đang hot?

Lấy đà phục hồi từ năm 2015, thị trường bất động sản TP. HCM tiếp tục tăng trưởng mạnh. Dự án căn hộ siêu sang được dự đoán sẽ tạo cú đúp vào năm nay


Mấy tháng đầu năm 2016, các dự án căn hộ siêu sang có vị trí vàng tại trung tâm quận 1 đua nhau chào sàn. Liệu đầu tư vào những dự án này có phải là đón đầu tương lai?

THẤY GÌ TỪ NHỮNG BÁO CÁO VÀ NHẬN ĐỊNH CỦA CHUYÊN GIA?

Theo công ty CBRE Việt Nam, khu trung tâm thành phố Hồ Chí Minh (Q. 1, Q. 3) sẽ có khoảng 8 dự án hạng siêu sang được chào hàng trong năm 2016 và giá cao nhất có thể lên đến 7.500 USD (166 triệu đồng)/m².

Đặc biệt, khu vực quận 1 đang có 4 dự án căn hộ hạng sang được triển khai, với giá chào bán dao động từ 5.500 đến 9.000 USD/m². Tuy đang ở mức cao kỷ lục trong vòng hơn 10 năm qua nhưng hiện nay, giá chào bán căn hộ hạng sang và siêu sang tại TP. HCM vẫn được các nhà đầu tư nước ngoài coi là cạnh tranh so với các thành phố lớn trong khu vực. Bởi lẽ, giá nhà luxury tại Sài Gòn đang là 3.500–7.000 USD/m², thấp hơn nhiều so với Singapore (20.000 – 25.000 USD/m²) và Bangkok (7.000–10.000 USD/m²).

Cũng theo phân tích của một nhóm nhà đầu tư sành sỏi tại TP. HCM, việc đầu tư vào bất động sản siêu sang tại khu vực Q. 1 chính là cách đón đầu tương lai. Lập luận mà họ đưa ra là quỹ đất ngày càng hạn hẹp, những dự án có vị trí vàng chỉ đếm trên đầu ngón tay. Điều này sẽ đảm bảo cho tiềm năng tăng giá của bất động sản tại trung tâm Q. 1. Trong bối cảnh đó, ai nắm bắt được cơ hội đầu tư này sẽ đồng nghĩa với việc nắm phần thắng trong tay. Vì thế nhiều nhà đầu tư chuyên nghiệp cũng đang ráo riết săn lùng các dự án căn hộ siêu sang này.

TÂM ĐIỂM BẤT ĐỘNG SẢN SIÊU SANG 2016?

Tính đến thời điểm này, sau khi xem xét và phân tích các dự án hạng sang đang hiện hữu tại quận 1, ông Nguyễn Hữu Đức, một nhà đầu tư bất động sản TP. HCM đã dồn toàn bộ tầm ngắm của mình vào dự án Vinhomes Golden River. Ông Đức phân tích, trong số các dự án siêu sang tại TP. Hồ Chí Minh, chỉ có duy nhất Vinhomes Golden River sở hữu vị trí độc tôn với mặt tiền 1km chạy dọc sông Sài Gòn mà vẫn nằm trong lòng quận 1. Đặc biệt hơn, dự án có nhà ga số 3 tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên nằm ngay trong khuôn viên. Những điều này khiến ông Đức tin tưởng vào cơ hội đầu tư với tỷ suất sinh lời cao trong tương lai của dự án.

Bên cạnh yếu tố vị trí thì điều khiến không ít nhà đầu tư bất động sản đặc biệt quan tâm tới dự án mới này của Tập đoàn Vingroup chính là mô hình “thành phố trong lòng thành phố”. Theo tiết lộ từ phía chủ đầu tư, với diện tích 25,3ha, Vinhomes Golden River được kiến tạo theo mô hình sinh thái, sang trọng, đẳng cấp bậc nhất Việt Nam. Giờ đây, cư dân sống tại đây không cần phải đi xa mà vẫn có thể tận hưởng không khí tươi mát trong lành bên bờ sông hiền hòa tại ngay giữa trung tâm thành phố.

Theo nhận định của công ty Savills Việt Nam, các chủ đầu tư luôn có xu hướng tạo ra các bất động sản siêu cao cấp với những tiêu chí như biệt lập, tiện nghi, đẳng cấp, tại những vị trí luôn được khao khát nhằm đáp ứng sự mong đợi của khách hàng sành điệu.

Những dự án hội tụ các tiêu chí trên sẽ trở thành tâm điểm bất động sản siêu sang 2016. Trong số đó, Vinhomes Golden River, một dự án căn hộ siêu sang mới của Tập đoàn Vingroup, được đánh giá sẽ trở thành tâm điểm của bất động sản hạng sang năm 2016.

Vinhomes Golden River


Căn hộ cao cấp khu vực trung tâm - cung không đủ cầu

Theo khảo sát thực tế, giá thuê căn hộ cao cấp khu vực trung tâm thành phố thuộc loại “siêu đắt”. Thế nhưng, không ít người vẫn sẵn sàng chi ra khoản tiền không nhỏ hàng tháng để được tận hưởng cuộc sống trong những căn hộ này khiến cho nguồn “cung không đủ cầu” .



Theo đánh giá của Cushman & Wakefield Việt Nam (C&W), nửa cuối năm 2015, TP.HCM thu hút được 1,2 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (tăng 33% so với cùng kỳ năm ngoái), điều này tác động tích cực tới thị trường bất động sản tại TP.HCM.

Cùng với quá trình hội nhập TPP và sự gia tăng không ngừng số lượng người nước ngoài tới Việt Nam sinh sống và làm việc, nhu cầu thuê căn hộ gia tăng với tốc độ chóng mặt, trung bình tăng 7% mỗi năm. Đặc biệt tại TP.HCM, trung tâm kinh tế tài chính của đất nước, cơn khát căn hộ cho thuê thuộc phân khúc cao cấp vẫn chưa được thỏa mãn. Khi nguồn cung không đáp ứng được nhu cầu, tất yếu diễn ra tình trạng tăng giá.

Hiện tại, khu vực quận 1 vẫn là đích ngắm của các nhà đầu tư bất động sản với các dòng sản phẩm cao cấp. Dù là ở hình thức sở hữu nào: 50 năm hay vĩnh viễn thì căn hộ cao cấp khu vực quận 1 vẫn rất hút nhà đầu tư và có giá bán ở mức cao kỉ lục. Nhà đầu tư có thể chấp nhận giá mua lên tới 3.000 USD/m2, thậm chí 5.000 USD/m2 vì những căn hộ này sẽ cho mức thuê lên đến 1.500 USD – 2.000 USD/tháng đối với căn hộ 1 phòng ngủ, và 2.000 USD – 3.500 USD/tháng đối với căn hộ 2 phòng ngủ.

Mô hình đầu tư vào căn hộ hạng sang và cho thuê đang có sức hấp dẫn mạnh mẽ khi tỷ suất lợi nhuận đã đạt tới 7 – 8%, chưa tính đến việc tăng giá trị căn hộ trong tương lai nếu là dự án ở vị trí tốt. Viễn cảnh thì tươi đẹp, song vấn đề nằm ở chỗ nguồn cung đang khá khan hiếm, không phải bởi nguồn vốn của thị trường mà vấn đề chính thuộc về quỹ đất. Bởi, TP. Hồ Chí Minh, một thành phố đang không ngừng mở rộng ra phía ngoại vi song khu vực trung tâm luôn bất biến về diện tích.

Phân tích về hướng đi của thị trường, ông Neil MacGregor, Tổng Giám đốc Savills Việt Nam nhận định: “Các chủ đầu tư Việt Nam đã nhanh chóng nhìn thấy nhu cầu đối với các căn hộ siêu cao cấp đang tăng lên”. Giới đầu tư bất động sản hiện đang hướng tới những căn hộ tiện nghi, hiện đại có không gian thoáng đãng, ven sông mà vẫn không tách rời khu vực trung tâm. Với những căn hộ đáp ứng đầy đủ các yếu tố này, người thuê, nhất là chuyên gia nước ngoài sẵn sàng chấp nhận mức giá thuê lên tới 3.500 USD/tháng cho họ và gia đình, tuy nhiên, trên thực tế vẫn rất nhiều khách hàng không tìm được không gian cư trú ổn thỏa cho mình và gia đình.

Theo số liệu được CBRE Việt Nam công bố, dự kiến trong năm 2016 thị trường sẽ đón nhận khoảng 25.000 căn hộ, tuy nhiên đa phần chỉ tập trung ở phân khúc bình dân. Nếu như dòng căn hộ hạng trung giá bán chỉ tăng nhẹ 4,4% so với năm trước thì riêng khối căn hộ cao cấp, giá tăng vọt tới 8,3%, điều này chứng tỏ nhu cầu tăng rất mạnh trong khi nguồn cung vẫn luôn trong tình trạng khan hiếm. Nhu cầu thì hiện hữu, trong khi nguồn cung chưa thật sự đáp ứng được khách hàng, điều này tạo ra một cơn sốt trên thị trường thuê mua bất động sản sang trọng tại Hòn ngọc Viễn Đông. Hy vọng trong tương lai gần, khi loạt chung cư cao cấp tại khu vực ven sông Sài Gòn được đưa ra thị trường, cơn sốt này sẽ dịu lại và những vị khách có yêu cầu khắt khe được đáp ứng nhu cầu của mình.

Tăng nhu cầu thuê căn hộ cao cấp khi gia nhập TPP?

“Cơ hội vàng” là nguyên văn cụm từ mà Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam – ngài Ted Osius đã nói với Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng tại buổi làm việc ngày 14-4 để diễn tả điều mà Việt Nam nói chung, TP.HCM nói riêng đang nắm giữ khi gia nhập TPP.



TP.HCM đang đứng trước “cơ hội vàng” để phát triển mạnh mẽ

Tăng mạnh nhu cầu thuê căn hộ cao cấp quận 1

Ngài Ted Osius cho rằng Việt Nam vừa có một “quyết định dũng cảm” là gia nhập TPP. Và với những thành phố phát triển, năng động như TP.HCM, đó chính là cơ hội vàng.

Ông lý giải: “Từ nay, các nhà đầu tư, nhà kinh tế, những lao động trình độ cao từ nhiều nước trên thế giới sẽ tìm về những đô thị, trung tâm lớn như TP.HCM”. Đó là nguồn nhân lực “chìa khóa” cho sự phát triển mạnh mẽ của thành phố trong thời gian tới.

Cuộc trò chuyện ở tầm vĩ mô trong một nghi lễ ngoại giao giữa Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng và Đại sứ Hoa Kỳ Ted Osius lại rất sát sao với thực tiễn đời sống bên ngoài, ngay trung tâm quận 1.

Trong dòng chuyển động của sự phát triển, từ lâu nay quận 1 đã đón làn sóng doanh nhân, chuyên gia kinh tế, lao động trình độ cao từ nhiều nước đến tìm cơ hội làm ăn, phát triển sự nghiệp.

Tất yếu, họ luôn xem quận 1 là lựa chọn số 1 để an cư. Và điều dẫn theo là nhu cầu tìm thuê những căn hộ cao cấp ngay trung tâm quận 1 không ngừng tăng.

Trong bối cảnh “thỏi nam châm” TP.HCM càng tăng sức hút khi gia nhập TPP, làn sóng chuyển dịch nhân lực cũng như nhu cầu thuê căn hộ cao cấp trong lòng quận 1 càng dâng cao hơn trước.

Cung chưa đáp ứng cầu

Thời cơ không phải yếu tố duy nhất tạo nên cơn sốt nhu cầu thuê căn hộ quận 1. Có một yếu tố truyền thống luôn đảm bảo quận 1 là điểm an cư có sức hút mạnh mẽ với người nước ngoài: các trục đường Ngô Văn Năm, Lê Thánh Tôn vốn là nơi tọa lạc nhiều nhà hàng, cửa hàng Nhật, được mệnh danh là “khu phố Nhật” ở Sài Gòn.

Đồng thời, các cao ốc cạnh khu Ba Son, đường Tôn Đức Thắng là điểm tập trung nhiều công ty Hàn Quốc. Do đó, số lượng lớn người Nhật Bản, Hàn Quốc đang sống, làm việc tại TP.HCM vẫn luôn tìm kiếm các căn hộ quanh khu vực này để thuê ở hoặc kết hợp ở, mở văn phòng.

Một yếu tố nữa phải kể đến là tầng lớp thị dân mới, có trình độ cao ở TP.HCM có xu hướng chuyển dịch nhu cầu từ mua căn hộ sang thuê căn hộ để ở. Và quận 1 dĩ nhiên luôn là điểm đến mục tiêu bởi cơ sở hạ tầng đảm bảo đáp ứng mọi yêu cầu công việc, giải trí với đẳng cấp sống hiện đại, sang trọng.

Thống kê của các công ty nghiên cứu thị trường bất động sản cho thấy, giá cho thuê trung bình của căn hộ hạng A tại quận 1 là 1.500 – 2.000 USD/tháng với căn 1 phòng ngủ và 2.500 – 3.000 USD/tháng với căn 2 phòng ngủ. Ngoài yếu tố vị trí tại khu trung tâm, một yếu tố nữa khiến giá thuê căn hộ quận 1 luôn cao là đa phần đều có tầm nhìn đẹp hướng phố.

Ông Neil MacGregor, Tổng Giám đốc Savills Việt Nam đánh giá: “Hiện nay mọi người rất quan tâm đến tầm nhìn căn hộ. Những căn hộ với tầm nhìn đẹp thường có mức giá cao hơn những căn khác”.

Tuy nhiên, mặc dù có mức giá thuê cao ngang ngửa với các nước phát triển trong khu vực, căn hộ cao cấp cho thuê quận 1 luôn trong tình trạng “cháy hàng” do cung không theo kịp cầu.

Trên thực tế, quỹ đất quận 1 có hạn trong khi độ “nén” nhân sự cấp cao tại khu vực này ngày càng lớn khiến gây nên tình trạng lệch cán cân cung – cầu.



Sự xuất hiện của dự án trên khu đất vàng bên sông Sài Gòn sẽ có tác động nhất định đến thị trường căn hộ cao cấp cho thuê hiện nay

Trước mắt, việc UBND TP.HCM có quyết định chuyển dịch công năng khu đất vàng ven sông quận 1 để phát triển các dự án căn hộ cao cấp – tiêu biểu như cải tạo nền xưởng đóng tàu cũ Ba Son thành đô thị sinh thái đẳng cấp – được mong đợi sẽ tạo một cú hích, khơi thông điểm nghẽn về nguồn cung.

Với 4 tầm nhìn hướng phố, hướng sông và yếu tố sinh thái hiếm có giữa trung tâm thành phố, dự án này cũng được mong đợi sẽ nâng tầm căn hộ cao cấp cho thuê tại quận 1 lên một đẳng cấp cao hơn nữa.

Monday, April 25, 2016

Những lưu ý phong thủy cần biết khi dọn về nhà mới

Mỗi căn nhà, căn phòng đều có những khu vực tốt và xấu cũng giống như khí dương, âm tồn tại trong tự nhiên. Vì thế, việc xua đi khí xấu là công việc cần thiết và nên làm đầu tiên khi dọn về nhà mới.



Ngôi nhà lâu không có người sử dụng sẽ có cảm giác âm u và lạnh lẽo cho dù tọa lạc ở vị trí đẹp ngay trên phố hay tòa chung cư tấp nập người qua lại. Công việc quan trọng trước khi dọn đến nhà mới là bài trí lại nội thất và dọn dẹp cho ngôi nhà. Người dùng cần phải biết cách tu sửa căn nhà để luồng khí âm u này không ảnh hưởng đến các thành viên trong gia đình.

Có thể căn nhà rất hợp với người chủ mới về mạng, hướng... thì vẫn nên làm những công việc sau để xua đi khí xấu:

1. Thắp nến

Đầu tiên, hãy đốt một cây nến, bố trí ở góc Đông Nam trong nhà, đồng thời theo dõi ánh lửa. Đặc biệt, người dùng khi đó phải khép kín cửa, tránh gió lùa nhằm dễ dàng theo dõi cách cháy của lửa. Nếu như nhà để quá lâu, nhiều nấm mốc và độ ẩm cao, khí độc hại, xấu thì ánh lửa sẽ lập lòe chứ không thể cháy đứng ngọn. Đốt nến có thể xác định tình trạng của ngôi nhà và kiểm soát được khí lưu trong nhà.

2. Thực hiện xông nhà

Xông nhà có tác dụng đuổi các loại côn trùng có hại và xua đi chướng khí tích tụ lâu ngày trong nhà. Thuốc xông là hỗn hợp các loại hương liệu, rễ cây, nhang thơm và bột trầm hương. Hãy đốt vào cái siêu đất sau khi mua về để khói bay ra từ vòi, tránh bỏng tay mà lại dễ cầm. Khi thực hiện, nên mở hết cửa sổ lẫn cửa chính để các khí xấu theo làn khói thoát ra khỏi nhà.

Xông nhà theo nguyên tắc từ từ trong ra ngoài và từ trên xuống dưới. Chú ý xông thật kỹ những góc tường ẩm mốc cao, hứng nước mưa nhiều. Gia chủ hãy bật hết đèn lên khi xông vừa tăng dương khí, nhiệt khí vừa để thấy rõ hiện trạng hư hại (nếu có). Nếu nhà bị cắt điện đã lâu hay chưa có điện, hãy nhóm bếp than sau đó đem một chậu cây xanh đặt vào hướng Đông hay hướng Nam trong nhà để tăng cường dương khí.

3. Bố trí chuông gió

Gia chủ hãy treo phong linh (chuông gió) ở một số nơi khi dương khí đã vượng. Phong linh chính là công cụ dẫn dắt khí luân chuyển trong căn nhà, thường được đặt ở các cửa sổ hay cửa ra vào. Hãy chọn chuông gió phát ra âm vực cao, bằng kim loại, ứng với cung Thương của Ngũ âm cổ. Khoa học phong thủy cho rằng, loại chuông gió này là hành Kim, tượng trưng cho tiền tài theo gió vào nhà.

4. Trấn ngôi nhà

Ngày xưa, lúc nhà còn xây dựng trên nền đất, khi dọn vào nhà mới, gia chủ thường lấy đá khoa học phong thủy (các mẩu vàng găm) nhỏ hay 8 đồng xu chôn ở 4 góc nhà có ngụ ý tiền tài vào tứ phương và xua đi tà khí trấn nhà nhằm được cát tường. Hiện nay, việc đó được gia chủ thực hiện trước lúc lát gạch cho sàn nhà.

Nếu ngôi nhà bạn dọn tới không cần phải sửa lại sàn nhà, gia chủ hãy bỏ tiền xu và vàng găm vào một cái lọ nhỏ để trong góc cửa hay góc nhà cũng mang ý nghĩa tài lộc tương tự như vậy. Bên cạnh đó, cũng có thể để vài mẩu vàng găm ở trong bát nhang địa tài bởi Thổ sinh Kim, có thể mang lại tài lộc.

Khi có điều kiện, có thể thay vàng găm bằng thạch anh trắng, cũng mang ý nghĩa như vậy nhưng tác dụng của thạch anh cao hơn bởi từ tính của nó thuộc loại ổn định và mạnh nhất. Sử dụng thạch anh trong nhà có thể giúp điều tiết chướng khí, ổn định từ trường, mang lại tài lộc và ổn định cho gia chủ.


Theo Lao động

Phương án Đầu tư bất động sản dưới một tỷ đồng ở Sài Gòn

Mua đất nền ngoại thành, nhà phố vùng ven, chung cư giá rẻ, căn hộ mini thuê mua có thời hạn hay đất xây phòng trọ... là những mô hình đầy tiềm năng đầu tư khai thác cho thuê hoặc tích lũy tài sản với số vốn dưới một tỷ đồng.

Giảng viên bất động sản thuộc Trung tâm tư vấn doanh nghiệp và phát triển kinh tế vùng khoa Kinh tế phát triển (Đại học Kinh tế TP HCM) - Ngô Đình Hãn cho rằng năm 2016 nhà đất vừa túi tiền có rất nhiều cơ hội đầu tư. Sau giai đoạn 2014-2015 chung cư, nhà phố cao cấp 3-5 tỷ đồng trở lên bùng nổ, nay thị phần địa ốc giá rẻ đang trở lại mạnh mẽ. Số người có nhu cầu và khả năng chi trả muốn tiếp cận dòng sản phẩm này cực lớn.

Nhà đầu tư bỏ tiền vào kênh địa ốc thường quan tâm đến các yếu tố: lợi nhuận, an toàn và thanh khoản. Trên cơ sở đó, chuyên gia này liệt kê ra các phương án khả thi đầu tư trên dưới một tỷ đồng.

Phương án thứ nhất : Đầu tư đất nền ở các quận ngoại thành Sài Gòn như Thủ Đức, Quận 9, Nhà Bè, Hóc Môn… Đối với đất nền giá trong khoảng này vị trí cách trung tâm khoảng từ 12 đến 16km trở lên tùy khu vực. Diện tích dao động 50-70m2, đơn giá trung bình từ 12-15 triệu đồng một m2.



Ví dụ: Đất phân lô Phường Long Trường, Phú Hữu thuộc quận 9. Đất phân lô dọc tuyến Huỳnh Tấn Phát, Lê Văn Lương thuộc Nhà Bè. Khi đầu tư nên lưu ý hạ tầng, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và mua ở khu vực thuận lợi giao thông, trong khu dân cư hoặc cạnh khu dân cư hiện hữu thì tốc độ tăng giá mới tốt. Không nên mua những khu hẻo lánh, hạ tầng kết nối kém và xa rời các tiện ích vì tốc độ tăng giá sẽ rất chậm và thấp.

Với hình thức đầu tư này, theo quan sát trong thời gian 2 năm vừa qua mức độ sinh lời khá tốt, mỗi năm, tối đa có thể tăng giá 20%. Sở dĩ chọn hai khu vực trên do tốc độ đô thị hóa của khu Đông Sài Gòn và Khu Nam Sài Gòn đang rất mạnh, kéo theo tốc độ đô thị hóa là phát triển về dân cư và tiện ích, khi những yếu tố này ngày càng hoàn thiện đồng nghĩa với giá trị bất động sản khu vực ngày càng tăng. Vấn đề pháp lý cần lưu ý là tiến độ thực hiện hạ tầng nếu mua trong giai đoạn đầu, đặc biệt là tiến độ ra giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Phương án hai : Đầu tư nhà phố xây sẵn ở địa bàn vùng ven như Hóc Môn, Nhà Bè, Củ Chi, quận 9, 12. Đây là loại tài sản phổ biến được nhiều người lựa chọn vì vừa có thể cho thuê để thu lợi tức hàng tháng, vừa kỳ vọng tăng giá trong tương lai. Nhà xây sẵn dưới một tỷ đồng diện tích đất 30-40m2, khu vực càng xa trung tâm thành phố có thể rộng 50-80m2. Thửa nhỏ xây dựng một trệt, một lầu, 2 phòng ngủ, 2 toilet. Thửa lớn hơn chỉ xây tầng trệt. Giá bán phổ biến nhất 800 triệu đồng một căn và cao nhất có thể vượt một tỷ đồng. Cá biệt những vị trí có bán kính cách trung tâm TP HCM trên 20km trở lên hoặc giáp ranh với Sài Gòn giá có thể rẻ hơn, nằm ở ngưỡng 550-650 triệu đồng một căn.

Hình thức đầu tư này thu được lợi tức hàng tháng từ tiền thuê, trung bình 0,4% giá trị sản, vị chi đầu tư một tỷ đồng cho thuê thu được 4 triệu đồng/tháng. So với mức lãi suất ngân hàng thì lợi tức tiền thuê hơi thấp nhưng không đáng kể, vẫn ở mức chấp nhận được. Giá trị gia tăng theo thời gian của dạng bất động sản này không cao, trung bình khoảng 8-10% một năm trong điều kiện thị trường tốt. Điều cần lưu ý là ở các quận vùng ven do quy định về mức diện tích tối thiểu để tách thửa nên diện tích quá nhỏ sẽ không tách sổ riêng được. Với thửa nhỏ 30m2, hai căn nhà có sổ hồng (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà) chung.

Phương án ba : Đầu tư căn hộ nhỏ giá vừa túi tiền có kết nối giao thông xuyên suốt với các trục đường chính, metro, đại lộ mới mở, cầu vượt, đường vành đai... Các căn hộ loại này thường có diện tích 45-50m2, lớn nhất cũng chỉ giới hạn dưới 60m2, giá bán 15-16 triệu đồng một m2, vị chi từ 800 triệu đồng đến một tỷ đồng một căn, tỷ suất cho thuê 4-5% mỗi năm. Sản phẩm này xuất hiện phổ biến tại quận 9, 12, rìa quận Tân Bình và Thủ Đức.

Lưu ý khi đầu tư căn hộ nhỏ giá vừa túi tiền là tính khoảng cách quãng đường đi hợp lý, không vượt quá quỹ thời gian di chuyển 45 phút từ nơi ở đến nơi làm việc và môi trường sống tốt, nhiều tiện ích.

Phương án bốn : Đầu tư căn hộ sở hữu có thời hạn, thuê mua trong 30-50 năm. Sản phẩm điển hình đã xuất hiện tại quận Bình Tân, diện tích trung bình trong khoảng 30-40m2, giá bán trung bình từ 350-500 triệu một căn, thời hạn sử dụng 49 năm, sau 49 năm khách hàng trả nhà lại cho chủ đầu tư. Đây là hình thức thuê mua nhà dài hạn trả tiền một lần. Với một tỷ đồng, khách hàng có thể đầu tư được 2 căn, giá thuê trung bình mỗi căn 500 triệu đồng là 3-3,5 triệu một m2. Giá thuê có thể tăng liên tục theo thời gian. Doanh thu của sản phẩm này cao hơn căn hộ sở hữu lâu dài và nhà phố xây sẵn. Đây cũng là hình thức đầu tư tốt cho những khách hàng có tiền nhàn rỗi và muốn đảm bảo sự an toàn. Tuy nhiên nhược điểm của mô hình đầu tư này là bị khấu hao thời gian sở hữu.

Ông Hãn phân tích thêm, trong trường hợp đầu tư bằng vốn tự có kèm với đòn bẩy tài chính để mua những bất động sản vượt giá trị một tỷ đồng cần phải tính trên dòng thu nhập hàng tháng để trả lãi và nợ gốc cho nhà băng. Ông đề xuất thêm một số hình thức đầu tư khả thi mà khách hàng có thể tham khảo.

Phương án năm : Mua đất vùng ven xây nhà trọ cho thuê. Địa bàn thuận lợi để đầu tư: quận 9, 12, Thủ Đức, Hóc Môn, Nhà Bè. Đối với trường hợp này khách hàng có một tỷ đồng có thể vay thêm một tỷ nữa. Vốn tự có dành để mua đất 80-100m2, vốn vay dùng để xây nhà trọ. Tổng diện tích sàn có thể đạt 200m2 được 10-12 phòng, giá thuê phổ biến 1,5 triệu đồng một tháng mỗi phòng, tổng doanh thu trung bình 15-18 triệu đồng một tháng. Mức doanh thu này khách hàng đủ trả lãi và vốn gốc và có dư chút đỉnh. Sau khi trả hết ngân hàng thì tài sản này sẽ mang lại nguồn thu thuần, không còn áp lưc. Mô hình kinh doanh này ổn định và giá trị bất động sản gia tăng liên tục theo thời gian.

Phương án sáu : Mua căn hộ cho thuê có vay, đối với dạng bất động sản này khách hàng chỉ nên vay với tỷ lệ thấp. Ví dụ: nếu có một tỷ đồng, chỉ nên vay khoảng 500 triệu (thời hạn vay 10 năm, lãi suất vay 10-11% một năm theo lãi suất hiện tại) để mua căn hộ tổng giá trị khoảng 1,5 tỷ cho thuê. Khu vực có thể mua căn hộ dạng này có vị trí gần trung tâm hơn như quận 4, 7, Tân Bình… Với căn hộ 1,5 tỷ, giá thuê trung bình 7,5-8 triệu đồng mỗi tháng (trung bình giá thuê căn hộ mới khoảng từ 0,5% - 0,6% một tháng trên tổng giá trị bất động sản). Với hình thức này doanh thu tiền thuê đủ trả lãi và gốc ngân hàng, giá trị đầu tư là giá trị gia tăng của bất động sản theo thời gian.

Mua nhà phố vượt một tỷ đồng, đối với trường hợp này chỉ nên vay khoảng 300-400 triệu đồng để mua nhà 1,3-1,4 tỷ, địa bàn vùng ven như quận 9, 12, Thủ Đức, Hóc Môn, Nhà Bè. Hình thức này là hình thức vừa đầu tư vừa giữ gìn tài sản. Số tiền trả ngân hàng được lấy từ nguồn tiền thuê. Giá thuê của căn nhà phố 1,4 tỷ trung bình khoảng 5 triệu đồng một tháng.

Theo VNREALTOR

Tags: bất động sản, đầu tư bất động sản,  Mua đất nền ngoại thành, nhà phố vùng ven, chung cư giá rẻ, căn hộ mini, Mua căn hộ cho thuê,  Đầu tư đất nền, đất bình dương giá rẻ, đất phân lô, đất vùng ven, bất động sản bình dương


TP.HCM: Không gia tăng áp lực hạ tầng lên khu trung tâm thành phố

TP.HCM vừa yêu cầu Sở Quy hoạch - kiến trúc cân đối các chỉ tiêu kiến trúc quy hoạch đối với các công trình xây dựng trong ô phố để đảm bảo phù hợp Quy chế khu 930ha và không làm tăng áp lực lên hạ tầng kỹ thuật của khu trung tâm thành phố.


Khu trung tâm cao tầng quận 1, TP.HCM.

UBND TP.HCM vừa có chỉ đạo về việc xử lý các dự án đã được cấp phép xây dựng nhưng chậm triển khai thực hiện trên địa bàn khu trung tâm thành phố.

Theo đó, các dự án chưa khởi công xây dựng và giấy phép xây dựng đã hết hiệu lực khởi công, khi có nhu cầu xây dựng chủ đầu tư phải thực hiện theo Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ.

Thành phố giao Sở Quy hoạch - kiến trúc cân đối các chỉ tiêu kiến trúc quy hoạch đối với các công trình xây dựng trong ô phố để đảm bảo phù hợp Quy chế khu 930ha và không làm tăng áp lực lên hạ tầng kỹ thuật của khu vực.

Đối với các dự án đã khởi công đang ngưng thi công dở dang, chủ đầu tư phải tiếp tục triển khai thực hiện theo nội dung giấy phép xây dựng đã cấp trong thời hạn 6 tháng để sớm hoàn thành công trình đưa vào sử dụng, đảm bảo mỹ quan đô thị khu trung tâm thành phố. Quá thời hạn này mà chủ đầu tư vẫn chưa triển khai thực hiện, Sở Xây dựng sẽ xem xét, xử lý từng trường hợp.

Bên cạnh đó, các sở-ngành liên quan cần yêu cầu các chủ đầu tư sớm hoàn thành công trình đưa vào sử dụng, đảm bảo mỹ quan đô thị trong khu trung tâm thành phố và không chấp thuận đầu tư mới cho các chủ đầu tư nói trên khi chưa xây dựng hoàn thành dự án.

Ngoài ra, với dự án đã tháo dỡ hiện trạng cũ và hiện đang cho thuê kinh doanh các loại hình ăn uống, giữ xe..., UBND TP.HCM giao Sở Kế hoạch và đầu tư phối hợp với UBND quận 1 và quận 3 rà soát, thu hồi các giấy phép đăng ký kinh doanh đã cấp, không cấp mới hoặc gia hạn tại địa điểm này...

KIỀU CHÂU
Theo Bizlive


Tags: kiến trúc quy hoạch, xây dựng và giấy phép xây dựng  cấp phép xây dựng,  Dat Binh Duong gia reMua Ban Nha Dat

Đón “sóng TPP”: Phân khúc căn hộ cao cấp cạnh tranh khốc liệt

Phân khúc căn hộ cao cấp vẫn được được nhiều chủ đầu tư bất động sản quan tâm khi tới đây sẽ có hàng nghìn căn hộ cao cấp được hoàn thành dù nhiều cảnh báo phân khúc này cung đang tăng quá nóng.



Mới đây, công ty cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt (Phát Đạt), An Gia Investment và Quỹ Đầu Tư Creed Group (Nhật Bản) công bố sẽ tung ra thị trường 8.000 căn hộ tại dự án River City (quận 7, TP.HCM), với tổng vốn đầu tư 500 triệu USD. Để cạnh tranh với các đối thủ, dự án River City sẽ có biển đảo nhân tạo.

Hiện vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào bất động sản Việt vẫn đang tăng, trong đó TP.HCM là điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư quốc tế.

Sự tăng trưởng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) cùng với các hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và Nhật Bản, Hàn Quốc, liên minh Châu Âu và Hoa Kỳ được kỳ vọng sẽ thu hút nguồn lao động đến từ những nước này.

Điều này sẽ có ảnh hưởng tích cực đến nguồn cầu căn hộ dịch vụ, căn hộ cao cấp. Vẫn có nhu cầu cao cho những dự án với cơ sở hạ tầng tốt, giá cả hợp lý, và kết nối giao thông tốt.
Tại TP.HCM, từ đầu năm tới nay nhiều dự án đã được mở bán sôi động như: dự án Opal Riverside tại quận Thủ Đức của Đất Xanh; dự án cao cấp The Golden Star tại quận 7 (Hưng Lộc Phát); dự án căn hộ Saigon Mia tại huyện Bình Chánhh (Hưng Thịnh Land)...

Theo Savills Việt Nam, trong quý 1/2016, gần 7.600 căn hộ được tung ra thị trường từ 17 dự án mới và 3 dự án đang hoạt động, tỷ lệ hấp thụ khoảng 17%. Căn hộ hạng A có tỉ lệ hấp thụ cao nhất với 23%.

Từ quý 2/2016 đến 2018, dự kiến hơn 67.600 căn hộ sẽ gia nhập thị trường. Các chủ đầu tư liên tục đẩy mạnh chiến dịch quảng cáo tiếp thị nhằm giữ vững vị thế cạnh tranh trên thị trường.

Hiệp hội bất động sản TP.HCM (HoREA) cũng cảnh báo, bên cạnh mặt tích cực, thị trường bất động sản thành phố đang tiềm ẩn những yếu tố bất ổn, đáng quan ngại, như sau: Năm 2015, thị trường bất động sản đã có dấu hiệu phát triển nóng ở phân khúc bất động sản cao cấp.

Còn ông Nguyễn Trọng Ninh, Cục Trưởng Cục Quản Lý Nhà & Thị Trường bất động sản, Bộ Xây Dựng nhận định, hiện nay thị trường bất động sản đang bước vào giai đoạn phát triển mạnh sau một thời gian dài đóng băng.

Thị trường bất động sản đang cạnh tranh khốc liệt, số lượng căn hộ tung ra nhiều hơn với các dự án “khủng” khiến các dự án buộc phải đưa ra những tiện ích đặc biệt, chẳng hạn dự án River City với biển đảo nhân tạo để tạo lợi thế cạnh tranh.

Cũng theo ông Nguyễn Trọng Ninh, nhu cầu về nhà ở cao cấp của người dân, người nước ngoài và Việt kiều còn rất lớn.

Điển hình trong năm 2015, tại Hà Nội có khoảng 19.350 giao dịch thành công, tăng khoảng 1,7 lần so với năm 2014; con số này tại TPHCM là 18.700 giao dịch, tăng 1,8 lần, phần lớn là bất động sản cao cấp.

Đến nay, đã có khoảng 700 người nước ngoài mua căn hộ cao cấp tại TP.HCM.

Theo HOÀNG ANH

Saturday, April 23, 2016

Thông tin tổng hợp 8 tuyến tàu điện ngầm Metro tại TP HCM

Theo thông tin quy hoạch của Ban Quản lý đường sắt đô thị, thành phố Hồ Chí Minh sẽ có tổng cộng 8 tuyến Metro vận hành trong tương lai. 

Dự kiến khi hoàn thiện, hệ thống tàu điện ngầm sẽ không chỉ giảm thiểu Thông tin tắc nghẽn giao thông, cải thiện chất lượng đời sống người dân, thu hút hành khách mà còn mang lại lợi nhuận cho nhà điều hành, thúc đẩy sự phát triển của thành phố.


Thông tin tổng hợp 8 tuyến tàu điện ngầm Metro tại TP HCM


Tuyến Metro số 6 : Bà Quẹo - Q.Tân Bình – Vòng xoay Phú Lâm - Q.6

Hướng tuyến: Bà Quẹo – Âu Cơ – Lũy Bán Bích – Tân Hòa Đông – Vòng xoay Phú Lâm.



+ Tổng chiều dài: 5,6 km đi ngầm.

+ Số lượng ga: 7 ga ngầm.

+ Depot: dùng chung Depot Tham Lương của tuyến metro số 2.

+ Màu sắc: màu nâu đất (ký hiệu là L6).

+ Thông tin: Hiện nay ban tư vấn đang hoàn thiện báo cáo cuối kỳ về thiết kế cơ sở của dự án.


Thông tin tổng hợp 8 tuyến tàu điện ngầm Metro tại TP HCM


+ Tuyến Metro số 1: Bến Thành - Q.1 – Suối Tiên - Q.9

+ Tuyến Metro số 2: Thủ Thiêm - Q.2 – Bến xe An Sương - Q.12

+ Tuyến Metro số 3A: Bến Thành - Q.1 – Tân Kiên - Q.Bình Chánh

+ Tuyến Metro số 3B: Ngã sáu Cộng Hòa - Q.3 – Hiệp Bình Phước - Q.Thủ Đức

+ Tuyến Metro số 4: Đại lộ Nguyễn Văn Linh - Q.7 – Cầu Bến Cát, Thạnh Xuân - Q.12

+ Tuyến Metro số 4B: Ga Công viên Gia Định – Ga Lăng Cha Cả

+ Tuyến Metro số 5 : Bến xe Cần Giuộc - Q.8 – Cầu Sài Gòn - Q.Bình Thạnh

+ Tuyến Metro số 6 : Bà Quẹo - Q.Tân Bình – Vòng xoay Phú Lâm - Q.6

Tuyến Metro số 5 : Bến xe Cần Giuộc - Q.8 – Cầu Sài Gòn - Q.Bình Thạnh

Hướng tuyến: bắt đầu từ Bến xe Cần Giuộc mới, chạy dọc theo Quốc lộ 50, qua các đường Tùng Thiện Vương, Lý Thường Kiệt, Hoàng Văn Thụ, Phan Đăng Lưu, Bạch Đằng, Điện Biên Phủ, cầu Sài Gòn.

+ Tổng chiều dài: khoảng 24km.

+ Màu sắc: màu hồng sen (ký hiệu là L5B).

+ Thông tin: gồm 2 giai đoạn.



Giai đoạn 1:

+ Hướng tuyến: bắt đầu từ Ngã tư Bảy Hiền (giao với tuyến Metro số 2) đi theo các đường: Hoàng Văn Thụ, Phan Đăng Lưu, Bạch Đằng, Điện Biên Phủ và kết thúc tại Cầu Sài Gòn (kết nối với tuyến metro số 1).

+ Tổng chiều dài: 8,89km, trong đó có 7,46km đi ngầm (gồm nhà ga ngầm và hầm) và 1,43km đi trên cao (kể cả đoạn chuyển tiếp từ ngầm lên cao).



 Hướng tuyến Metro số 5 – giai đoạn 1

+ Số lượng ga: 08 nhà ga trên chính tuyến và 01 nhà ga tương lai, gồm 07 ga ngầm: từ ga Bảy Hiền đến ga Hàng Xanh; 01 ga trên cao: ga Cầu Sài Gòn; 01 ga tương lai (khung bê tông cốt thép).

+ Thông tin: Tính đến thời điểm hiện nay, dự án tuyến 5 - giai đoạn 1 đã thu xếp đủ nguồn vốn và hoàn tất công tác lập báo cáo nghiên cứu khả thi (FS) với các thông tin về tổng mức đầu tư và nguồn vốn của các nhà tài trợ như sau

Giai đoạn 2:

+ Hướng tuyến: bắt đầu từ Bến xe Cần Giuộc mới đi trên cao dọc theo Quốc lộ 50 đến trước nút giao Quốc lộ 50 – Nguyễn Văn Linh tuyến chuyển xuống đi ngầm dọc theo Quốc lộ 50, sau đó tuyến đi ngầm qua kênh Đôi vào đường Cao Xuân Dục, Tùng Thiện Vương tiếp tục đi ngầm qua kênh Tàu Hủ đến đường Phù Đổng Thiên Vương và đi dọc theo đường Lý Thường Kiệt đến điểm cuối tuyến tại ngã tư Bảy Hiền là điểm đầu của tuyến Metro số 5 - giai đoạn 1.

+ Tổng chiều dài: khoảng 14,54km, trong đó chiều dài đoạn đi ngầm khoảng 8,54km (gồm nhà ga ngầm và hầm) và chiều dài đoạn đi trên cao là khoảng 6,00km (kể cả đoạn chuyển tiếp từ ngầm lên cao).

+ Số lượng ga: Có 13 nhà ga trên chính tuyến, gồm 08 ga ngầm: từ ga Nguyễn Văn Linh đến ga Chợ Tân Bình; 05 ga trên cao: từ ga Vành đai trong đến ga Bến xe Cần Giuộc mới.

+ Depot: Diện tích khoảng 31,68 ha với các khu vực chính như sau:
+ Khu hành chính văn phòng: Tòa nhà văn phòng trung tâm phục vụ công tác quản lý điều hành toàn tuyến và depot tuyến metro số 5.

+ Khu bảo dưỡng, sửa chữa: Bãi đậu tàu; các nhà xưởng bảo dưỡng, sửa chữa; trạm vệ sinh đoàn tàu; đường chạy thử, đường đậu tàu công vụ, đường chứa máy dồn; Kho, bãi vật tư phụ tùng...

+ Các khu khác: Trạm điện, trạm xử lý nước thải, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống chiếu sáng; tường rào, nhà bảo vệ,...


 Phối cảnh ga trên cao một tầng tuyến Metro số 5 – giai đoạn 2

+ Thông tin: Ban Quản lý Đường sắt đô thị đã trình Ủy ban nhân dân Thành phố về đăng ký các khoản hỗ trợ kỹ thuật của Chính phủ Hàn Quốc dành cho dự án tuyến metro số 5 - giai đoạn 2 và dự án tuyến nhánh sân bay Tân Sơn Nhất. Ủy ban nhân dân Thành phố cũng đã có Công văn 3054/UBND-QLDA ngày 5/6/2015 gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư đăng ký các khoản hỗ trợ kỹ thuật của Chính phủ Hàn Quốc.

Thông tin tổng hợp 8 tuyến tàu điện ngầm Metro tại TP HCM

Tuyến Metro số 1: Bến Thành - Q.1 – Suối Tiên - Q.9

Tuyến Metro số 2: Thủ Thiêm - Q.2 – Bến xe An Sương - Q.12

Tuyến Metro số 3A: Bến Thành - Q.1 – Tân Kiên - Q.Bình Chánh

Tuyến Metro số 3B: Ngã sáu Cộng Hòa - Q.3 – Hiệp Bình Phước - Q.Thủ Đức

Tuyến Metro số 4: Đại lộ Nguyễn Văn Linh - Q.7 – Cầu Bến Cát, Thạnh Xuân - Q.12

Tuyến Metro số 4B: Ga Công viên Gia Định – Ga Lăng Cha Cả

Tuyến Metro số 5 : Bến xe Cần Giuộc - Q.8 – Cầu Sài Gòn - Q.Bình Thạnh

Tuyến Metro số 6 : Bà Quẹo - Q.Tân Bình – Vòng xoay Phú Lâm - Q.6

Tuyến Metro số 4B: Ga Công viên Gia Định – Ga Lăng Cha Cả

Tuyến Metro số 4B: Ga Công viên Gia Định – Ga Lăng Cha Cả



+ Hướng tuyến: Ga Công viên Gia Định (tuyến số 4) – Nguyễn Thái Sơn – Hồng Hà – Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất – Ga Lăng Cha Cả (tuyến số 5).

+ Tổng chiều dài: khoảng 5,2 km đi ngầm.

+ Depot: depot mini đặt tại công viên Hoàng Văn Thụ rộng 2 ha.

+ Màu sắc: xanh lá cây tươi xen màu trắng (ký hiệu là L4B).

Thông tin tổng hợp 8 tuyến tàu điện ngầm Metro tại TP HCM

Tuyến Metro số 1: Bến Thành - Q.1 – Suối Tiên - Q.9

Tuyến Metro số 2: Thủ Thiêm - Q.2 – Bến xe An Sương - Q.12

Tuyến Metro số 3A: Bến Thành - Q.1 – Tân Kiên - Q.Bình Chánh

Tuyến Metro số 3B: Ngã sáu Cộng Hòa - Q.3 – Hiệp Bình Phước - Q.Thủ Đức

Tuyến Metro số 4: Đại lộ Nguyễn Văn Linh - Q.7 – Cầu Bến Cát, Thạnh Xuân - Q.12

Tuyến Metro số 4B: Ga Công viên Gia Định – Ga Lăng Cha Cả

Tuyến Metro số 5 : Bến xe Cần Giuộc - Q.8 – Cầu Sài Gòn - Q.Bình Thạnh

Tuyến Metro số 6 : Bà Quẹo - Q.Tân Bình – Vòng xoay Phú Lâm - Q.6

Tuyến Metro số 4: Đại lộ Nguyễn Văn Linh - Q.7 – Cầu Bến Cát, Thạnh Xuân - Q.12

Hướng tuyến: Thạnh Xuân (quận 12) – Hà Huy Giáp – Nguyễn Oanh – Nguyễn Kiệm – Phan Đình Phùng – Hai Bà Trưng – Bến Thành – Nguyễn Thái Học – Tôn Đản – Nguyễn Hữu Thọ – Khu đô thị Hiệp Phước.



+ Tổng chiều dài: khoảng 37,675 km.

+ Số lượng ga: 33 ga (02 ga trên mặt đất, 16 ga trên cao, 15 ga ngầm).

+ Màu sắc: màu xanh lá cây tươi (L4).

+ Depot: gồm Depot Thạnh Xuân (Quận 12) với diện tích 27 ha và Depot Hiệp Phước (Nhà Bè) với diện tích 20 ha.

+ Thông tin:

+ Giai đoạn 1a: Ga Công viên Gia Định – Ga Hoàng Diệu, bao gồm depot tại Công viên Gia Định (L=6,375 km).

+ Giai đoạn 1b: Ga Công viên Gia Định - Thạnh Xuân (L = 6,975 km).

+ Giai đoạn 1c: Ga Hoàng Diệu- Ga Phước Kiển (L = 6,975 km).

+ Giai đoạn 2: Ga Phước Kiển – Ga bến tàu Hiệp Phước (L= 17,35 km)

Thông tin tổng hợp 8 tuyến tàu điện ngầm Metro tại TP HCM

Tuyến Metro số 1: Bến Thành - Q.1 – Suối Tiên - Q.9

Tuyến Metro số 2: Thủ Thiêm - Q.2 – Bến xe An Sương - Q.12

Tuyến Metro số 3A: Bến Thành - Q.1 – Tân Kiên - Q.Bình Chánh

Tuyến Metro số 3B: Ngã sáu Cộng Hòa - Q.3 – Hiệp Bình Phước - Q.Thủ Đức

Tuyến Metro số 4: Đại lộ Nguyễn Văn Linh - Q.7 – Cầu Bến Cát, Thạnh Xuân - Q.12

Tuyến Metro số 4B: Ga Công viên Gia Định – Ga Lăng Cha Cả

Tuyến Metro số 5 : Bến xe Cần Giuộc - Q.8 – Cầu Sài Gòn - Q.Bình Thạnh

Tuyến Metro số 6 : Bà Quẹo - Q.Tân Bình – Vòng xoay Phú Lâm - Q.6



Tuyến Metro số 3B: Ngã sáu Cộng Hòa - Q.3 – Hiệp Bình Phước - Q.Thủ Đức

Tuyến Metro số 3B: Ngã sáu Cộng Hòa - Q.3 – Hiệp Bình Phước - Q.Thủ Đức



 Hướng tuyến: Ngã 6 Cộng Hòa – Nguyễn Thị Minh Khai – Xô Viết Nghệ Tĩnh – Quốc lộ 13 – Hiệp Bình Phước.

+ Tổng chiều dài: khoảng 12,1 km (9,1 km đi ngầm và 3 km đi trên cao) với.

+ Số lượng ga: 10 ga (8 ga ngầm và 02 ga trên cao).

+ Depot: Depot đặt tại Hiệp Bình Phước, Quận Thủ Đức với diện tích 20 ha.

+ Màu sắc: màu da cam xen màu trắng (ký hiệu L3B).

+ Thông tin: trong tương lai tuyến sẽ kết nối với thị xã Thủ Dầu Một (Bình Dương) từ ga Hiệp Bình và đi dọc quốc lộ 13, kết nối với tuyến đường sắt đô thị số 1 của tỉnh Bình Dương. Dự án đã được đưa vào danh mục các dự án sử dụng nguồn vốn vay ưu đãi của Chính phủ Nhật Bản, thời kỳ 2013-2015 (Công văn số 430/UBND-QLDA ngày 23/01/2015 của Ủy ban nhân dân TP).

Thông tin tổng hợp 8 tuyến tàu điện ngầm Metro tại TP HCM

Tuyến Metro số 1: Bến Thành - Q.1 – Suối Tiên - Q.9

Tuyến Metro số 2: Thủ Thiêm - Q.2 – Bến xe An Sương - Q.12

Tuyến Metro số 3A: Bến Thành - Q.1 – Tân Kiên - Q.Bình Chánh

Tuyến Metro số 3B: Ngã sáu Cộng Hòa - Q.3 – Hiệp Bình Phước - Q.Thủ Đức

Tuyến Metro số 4: Đại lộ Nguyễn Văn Linh - Q.7 – Cầu Bến Cát, Thạnh Xuân - Q.12

Tuyến Metro số 4B: Ga Công viên Gia Định – Ga Lăng Cha Cả

Tuyến Metro số 5 : Bến xe Cần Giuộc - Q.8 – Cầu Sài Gòn - Q.Bình Thạnh

Tuyến Metro số 6 : Bà Quẹo - Q.Tân Bình – Vòng xoay Phú Lâm - Q.6


Tuyến Metro số 3A: Bến Thành - Q.1 – Tân Kiên - Q.Bình Chánh

Tuyến Metro số 3A: Bến Thành - Q.1 – Tân Kiên - Q.Bình Chánh



+ Hướng tuyến: Bến Thành (Quảng trường Quách Thị Trang) – Phạm Ngũ Lão – Ngã 6 Cộng Hòa – Hùng Vương – Hồng Bàng – Kinh Dương Vương – Depot Tân Kiên – Ga Tân Kiên.

+ Tổng chiều dài: khoảng 19,66 km.

+ Số lượng ga: 17 ga (11 ga ngầm, 1 ga trên mặt đất, 5 ga trên cao).

+ Depot: Tân Kiên đặt tại huyện Bình Chánh với diện tích 26,5 ha.

+ Màu sắc: vàng da cam (ký hiệu là L3A).

+ Thông tin: Dự án được chia thành 2 giai đoạn:

Giai đoạn 1 (Bến Thành – Bến xe Miền Tây cũ)




+ Tổng chiều dài: khoảng 9,7 km đi ngầm.

+ Số lượng ga: 10 ga ngầm.

+ Depot: sử dụng chung Depot Long Bình của tuyến metro số 1.

Giai đoạn 2: (Bến xe Miền Tây cũ – ga Tân Kiên) và depot Tân Kiên




+ Tổng chiều dài: 9.96 km. (ngầm 0,645 km, đi trên cao 7,388 km, đi trên mặt đất 0,997 km, chiều dài hai tuyến nhánh vào depot 0,93 km).

+ Số lượng ga: 07 ga (01 ga ngầm, 05 ga trên cao, 01 ga trên mặt đất).

+ Thông tin: Dự kiến trong tương lai tuyến được kéo dài từ Ga Hưng Nhơn đi dọc quốc lộ 1 và kết nối với thành phố Tân An – Long An.

Thông tin tổng hợp 8 tuyến tàu điện ngầm Metro tại TP HCM

Tuyến Metro số 1: Bến Thành - Q.1 – Suối Tiên - Q.9

Tuyến Metro số 2: Thủ Thiêm - Q.2 – Bến xe An Sương - Q.12

Tuyến Metro số 3A: Bến Thành - Q.1 – Tân Kiên - Q.Bình Chánh

Tuyến Metro số 3B: Ngã sáu Cộng Hòa - Q.3 – Hiệp Bình Phước - Q.Thủ Đức

Tuyến Metro số 4: Đại lộ Nguyễn Văn Linh - Q.7 – Cầu Bến Cát, Thạnh Xuân - Q.12

Tuyến Metro số 4B: Ga Công viên Gia Định – Ga Lăng Cha Cả

Tuyến Metro số 5 : Bến xe Cần Giuộc - Q.8 – Cầu Sài Gòn - Q.Bình Thạnh

Tuyến Metro số 6 : Bà Quẹo - Q.Tân Bình – Vòng xoay Phú Lâm - Q.6


Tuyến Metro số 2: Thủ Thiêm - Q.2 – Bến xe An Sương - Q.12

Hướng tuyến: Đô thị Tây Bắc (huyện Củ Chi) – quốc lộ 22 - Bến xe An Sương – Trường Chinh – Tham Lương – Cách Mạng Tháng Tám – Phạm Hồng Thái – Lê Lai - Bến Thành – Thủ Thiêm;

+ Tổng chiều dài: 48,432 km.

+ Số lượng ga: 42 ga (13 ga ngầm, 29 ga trên cao).

+ Depot: Depot Tham Lương (quận 12) và depot Phước Hiệp (huyện Củ Chi).

+ Màu sắc: màu đỏ (ký hiệu là L2).

+ Thông tin: Dự án được chia thành 3 giai đoạn:

 Giai đoạn 1: Bến Thành – Tham Lương



+ Tổng chiều dài: khoảng 11,322 km (9,315 km đi ngầm, 0,232 km chuyển tiếp, 0,778 km đi trên cao và 0,997 km nối vào depot Tham Lương).

+ Số lượng ga: 11 ga (10 ga ngầm và 01 ga trên cao).

+ Depot: Depot Tham Lương đặt tại Quận 12 với diện tích khoảng 29 ha (dùng chung cho tuyến metro số 6);

Giai đoạn 2: Đoạn Bến Thành – Thủ Thiêm và đoạn Tham Lương – Bến xe Tây Ninh


+ Đoạn Bến Thành-Thủ Thiêm: dài khoảng 5,91 km gồm 3,26 km đi ngầm, 0,26 km chuyển tiếp và 2,39 km đi trên cao với 6 ga (3 ga ngầm và 3 ga trên cao).

+ Đoạn Tham Lương- Bến xe Tây Ninh: dài khoảng 3,2 km đi trên cao với 3 ga. 

+ Depot: sử dụng depot Tham Lương của giai đoạn 1.

Giai đoạn 3: Đoạn Bến xe Tây Ninh- khu Tây Bắc Củ Chi

+ Tổng chiều dài: dự kiến khoảng 28 km.

+ Số lượng ga: 22 ga đi trên cao.

+ Depot: Depot Phước Hiệp tại xã Phước Hiệp, huyện Củ Chi có diện tích là 27,5 ha.

Thông tin tổng hợp 8 tuyến tàu điện ngầm Metro tại TP HCM

Tuyến Metro số 1: Bến Thành - Q.1 – Suối Tiên - Q.9

Tuyến Metro số 2: Thủ Thiêm - Q.2 – Bến xe An Sương - Q.12

Tuyến Metro số 3A: Bến Thành - Q.1 – Tân Kiên - Q.Bình Chánh

Tuyến Metro số 3B: Ngã sáu Cộng Hòa - Q.3 – Hiệp Bình Phước - Q.Thủ Đức

Tuyến Metro số 4: Đại lộ Nguyễn Văn Linh - Q.7 – Cầu Bến Cát, Thạnh Xuân - Q.12

Tuyến Metro số 4B: Ga Công viên Gia Định – Ga Lăng Cha Cả

Tuyến Metro số 5 : Bến xe Cần Giuộc - Q.8 – Cầu Sài Gòn - Q.Bình Thạnh

Tuyến Metro số 6 : Bà Quẹo - Q.Tân Bình – Vòng xoay Phú Lâm - Q.6

Tuyến Metro số 1: Bến Thành - Q.1 – Suối Tiên - Q.9

Tuyến Metro số 1 TP.HCM: Bến Thành – Suối Tiên. Hướng tuyến: Bến Thành (tại Quảng trường Quách Thị Trang) – Lê Lợi – Nguyễn Siêu – Ngô Văn Năm – Tôn Đức Thắng – Ba Son – Nguyễn Hữu Cảnh – Văn Thánh – Điện Biên Phủ - cầu Sài Gòn – xa lộ Hà Nội.



Tổng chiều dài: 19,592 km (2,492 km đi ngầm và 17,1 km đi trên cao).

Số lượng ga: 14 ga (3 ga ngầm và 11 ga trên cao).

Depot: đặt tại phường Long Bình, quận 9 với diện tích 27,7 ha.

Màu sắc: xanh da trời (ký hiệu là L1).

Thông tin: Dự kiến trong tương lai tuyến sẽ được kéo dài từ ga Suối Tiên đến Bình Dương và đến thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, dự kiến hoàn thành xây dựng và đưa vào vận hành khai thác từ năm 2020.

Thông tin tổng hợp 8 tuyến tàu điện ngầm Metro tại TP HCM

Tuyến Metro số 1: Bến Thành - Q.1 – Suối Tiên - Q.9

Tuyến Metro số 2: Thủ Thiêm - Q.2 – Bến xe An Sương - Q.12

Tuyến Metro số 3A: Bến Thành - Q.1 – Tân Kiên - Q.Bình Chánh

Tuyến Metro số 3B: Ngã sáu Cộng Hòa - Q.3 – Hiệp Bình Phước - Q.Thủ Đức

Tuyến Metro số 4: Đại lộ Nguyễn Văn Linh - Q.7 – Cầu Bến Cát, Thạnh Xuân - Q.12

Tuyến Metro số 4B: Ga Công viên Gia Định – Ga Lăng Cha Cả

Tuyến Metro số 5 : Bến xe Cần Giuộc - Q.8 – Cầu Sài Gòn - Q.Bình Thạnh

Tuyến Metro số 6 : Bà Quẹo - Q.Tân Bình – Vòng xoay Phú Lâm - Q.6

Friday, April 22, 2016

Kênh đầu tư bất động sản nào sẽ sinh lời tốt nhất?

Giá bất động sản khó có thể giảm trong thời gian sắp tới nên bất động sản đang được đánh giá là kênh sinh lời tốt nhất.

Trong Diễn Đàn Giá Trị Thật Bất Động Sản Việt Nam do Kênh thông tin kinh tế - tài chính CafeF phối hợp với Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) tổ chức, các chuyên gia đều nhận định bất động sản đang là kênh sinh lời tốt nhất. Nhờ đó, nhiều nhà băng sẵn sàng mở hầu bao rót vốn vào lĩnh vực hấp dẫn này.

Bất động sản là kênh sinh lời tốt nhất

Phát biểu tại Diễn đàn, ông Nguyễn Trần Nam, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, nguyên thứ trưởng Bộ Xây dựng công bố lại một số thống kê. Theo đó, sau thời gian dài sụt giảm,từ quý IV/2014 đến 2015, thị trường bất động sản phát triển và lan tỏa ra toàn bộ các phân khúc. Thị trường có tín hiệu khôi phục, tương đối rực rỡ, thể hiện tăng trưởng đặc biệt nhanh và mạnh mẽ với mức 70 – 75%.



Vượt qua vàng, ngoại tệ, bất động sản là kênh sinh lời tốt nhất

Theo ông Nam, việc giao dịch không chỉ ở phân khúc nhà ở giá rẻ, nhà ở xã hội mà lan tỏa tất cả các phân khúc nhà ở từ biệt thự, biệt thự nghỉ dưỡng, đất nền, resort….

Vì vậy, ông Nam khẳng định thị trường bất động đã đã trở thành kênh đầu tư hấp dẫn, hơn hẳn kênh đầu tư tài chính khác như vàng, chứng khoán hay tiền tệ. Dòng tiền khá lớn đang sẵn sàng đổ vào bất động sản giúp giá bất động khó có thể giảm.

Ông Phùng Duy Khương, Giám đốc khối bán lẻ VietinBank cũng đánh giá thị trường bất động sản đang có tốc độ tăng trưởng rất tốt. Các dự án địa ốc có nguồn khách hàng tiềm năng. Theo ông Khương, có những dự án như Condotel vừa là nơi để ở vừa là tài sản sinh lời.

Bất động sản Việt Nam không chỉ còn là nơi để ở mà còn là nơi có khả năng sinh lời. Vì vậy, không chỉ nhà đầu tư trong nước quan tâm tới nhà đất, nhiều người nước ngoài cũng để mắt tới bất động sản Việt Nam.

Ông Dương Đức Hiển - Giám đốc khối dự án Savills Hà Nội tiết lộ nười nước ngoài tìm mua bất động sản tại Việt Nam bị sốc bởi giá nhà đất tại Việt Nam. Nguyên nhân là do nhu cầu về cuộc sống chất lượng đang gia tăng. Nhiều người sẵn sàng bỏ ra số tiền lớn để được sở hữu ngôi nhà có không gian sống lý tưởng.
Ngân hàng sẵn sàng vào cuộc

Đánh giá bất động sản là kênh sinh lời tốt nhất hiện nay nên nhiều nhà băng sẵn sàng mở hầu bao rót vốn vào lĩnh vực hấp dẫn này.

Ông Nguyễn Trần Nam cho biết hiện nay, rất nhiều ngân hàng hợp tác với chủ đầu tư, sẵn sàng cho vay với lãi suất 0% trong 3-4 năm. Theo ông Nam, các ngân hàng rất thích cho vay bất động sản vì đây là lĩnh vực có tài sản thế chấp, tính thanh khoản cao. Thậm chí khách hàng mua bất động sản trung và cao cấp sẽ được ngân hàng cung cấp các chương trình cho vay hấp dẫn.

Đồng thời, sắp tới, VNREA sẽ có những kiến nghị cho các ngân hàng duy trì và đẩy nhanh tiến độ gói cho vay hỗ trợ bất động sản.

Tại Diễn đàn, VNREA đã công bố dư nợ tín dụng trong lĩnh vực bất động sản. Tính đến 31/1/2016, dư nợ tín dụng lĩnh vực bất động sản đạt 394.013 tỷ đồng, tăng 26,07% so với thời điểm 31/12/2014 và tăng 0,31% so với thời điểm 31/12/2015.

Riêng Vietinbank, ông Phùng Duy Khương cho biết 2015, Vietinbank dẫn đầu thị trường về tốc độ tăng trưởng. Điều đó cho thấy, mảng cho vay nhà dự án là cực kỳ tiềm năng. Ông Khương khẳng định Vietinbank có thể ủng hộ và đồng hành cùng phát triển dự án bất động sản.

Ông Khương cho biết thêm hiện nay trên trường, các chủ đầu tư và ngân hàng liên kết với nhau để ra đời các gói khuyến mại cạnh tranh. Ví dụ có chủ đầu tư cam kết trả lãi cho khách hàng 24 tháng lãi suất, hoặc lãi suất 7,7%, hay tặng gói rau sạch 12 tháng, …


Theo VTC News

Thursday, April 21, 2016

Thị trường bất động sản tăng trưởng mạnh



Tính đến đầu tháng 4/2016, thị trường bất động sản ghi nhận sự tăng trưởng của thị trường mạnh nhất tính từ năm 2012 đến nay.

Tính đến đầu tháng 4/2016, thị trường bất động sản ghi nhận sự tăng trưởng của thị trường mạnh nhất tính từ năm 2012 đến nay. Cụ thể, tính thanh khoản tăng 3,43%, mức cao nhất trong 4 năm qua, kể từ năm 2012 với mức tăng chỉ 0,75%. Riêng trong tháng 3/2016, tại Hà Nội và Tp.HCM đều có sự tăng trưởng khá tốt về lượng giao dịch, xấp xỉ 5% so với tháng 2/2016. Kỳ vọng về thị trường 2016, có đến 83% doanh nghiệp cho rằng thị trường sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh so với năm 2015.



Đến quý II/2016, thị trường bất động sản phân khúc nghỉ dưỡng ghi nhận nhiều cải thiện và kết quả tích cực với doanh số bán hàng tại các dự án căn hộ, biệt thự đạt khoảng 70-80% trong tổng số căn chào bán ra. Nguyên nhân do việc sở hữu căn hộ, biệt thự ven biển bắt đầu là nhu cầu của ngày càng nhiều người dân Việt Nam. Cùng với đó là nhu cầu du lịch nghỉ dưỡng, đầu tư ngày càng tăng của người dân trong nước cũng như khách nước ngoài. Trong đó, Nha Trang, Đà Nẵng, Phú Quốc có tiềm năng thu hút khách đầu tư nhiều nhất.

Tính riêng quý I/2016, ít nhất 1 tỷ USD đã được các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài chi ra cho hoạt động mua bán bất động sản (M&A), khiến thị trường bất động sản hoạt động nhộn nhịp với nhiều thương vụ lớn. Trong đó, thực tế cho thấy, đa phần các thương vụ được giao dịch tại các dự án có vị trí đắc địa tại Hà Nội và TP.HCM, có khả năng nhanh chóng mang lại doanh thu và danh tiếng cho bất kỳ đơn vị nào đủ khả năng sở hữu với giá trị được gia tăng trong khoảng thời gian gần nhất.

Theo số liệu của Bộ Xây dựng, tính đến hết quý I/2016, tổng giá trị tồn kho bất động sản (BĐS) trên cả nước còn khoảng 44.850 tỉ đồng, giảm 6.039 tỉ đồng so với thời điểm cuối năm 2015. Cụ thể, lượng hàng tồn kho đất nền nhà ở chiếm hơn 18.920 tỉ đồng, tương đương hơn 5,4 triệu mét vuông; tồn kho nhà thấp tầng với hơn 6.560 căn, tương đương hơn 12.210 tỉ đồng; tồn kho căn hộ chung cư hơn 6.630 căn, tương đương hơn 9.400 tỉ đồng, và tồn kho đất nền thương mại với hơn 1,48 triệu mét vuông, tương đương hơn 4.300 tỉ đồng.

Ông Nguyễn Trần Nam, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản Việt Nam nhận định: Giá hiện tại của thị trường bất động sản đã giảm khoảng 40-50%, giá này đã về giá trị thực, phù hợp với Việt Nam, do đó, ở Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung, giá bất động sản khó có thể giảm trong thời gian tới. Nhất là với phân khúc trung tâm, giao dịch huyết mạch, việc mua bán tăng trưởng mạnh... Bên cạnh đó, ông Nam cũng đưa ra dự báo: giá bất động sản có thể sẽ tăng vào năm 2018, bởi khi đó nhu cầu cao hơn và hàng tồn kho cơ bản hết.

Trước thực trạng còn nhiều dự án tự phong hạng chung cư không đúng với chất lượng và dịch vụ thực tế, ông Nguyễn Mạnh Khởi - Phó Cục trưởng Cục quản lý nhà ở và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cho biết, tới đây cơ quan quản lý Nhà nước sẽ là trọng tài để đánh giá, xác định lại về mức độ đạt tiêu chuẩn nhà chung cư. Theo đó, tất cả các nhà chung cư đều phải phân hạng lại để xác định giá trị khi giao dịch trên thị trường và thực hiện quản lý, tránh tình trạng trên thị trường các doanh nghiệp tự đặt ra tiêu chuẩn chất lượng mà không kiểm chứng, thẩm định.

UBND TP.Hà Nội vừa ban hành kế hoạch triển khai công tác đấu giá quyền sử dụng đất (QSDĐ) năm 2016 trên địa bàn thành phố nhằm tạo nguồn vốn để đầu tư phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng. Theo kế hoạch, trong năm 2016, tổng diện tích đất nghiên cứu lập dự án là 310,09 ha, trong đó: diện tích đất quy hoạch để đấu giá QSDĐ vào khoảng 120,1 ha; diện tích đã đấu giá tính đến hết năm 2015 là 45 ha; diện tích còn lại đủ điều kiện thực hiện đấu giá trong năm 2016 là 75,57 ha.

Tuesday, April 19, 2016

Có nên lập nghiệp ở Bình Dương để được mua nhà ở xã hội

Có nên lập nghiệp ở Bình Dương để được mua nhà ở xã hội Bình Dương

Nếu làm ở Bình Dương, lương tôi chỉ 6 triệu nhưng được mua trả góp nhà ở xã hội; làm ở TP HCM lương 8 triệu nhưng không được mua nhà loại này.


Ảnh minh hoa.

Hiện tại, tôi sắp nghỉ làm ở công ty cũ tại Thủ Đức, TP HCM. Tôi đang có ý định lên Bình Dương lập nghiệp để được mua nhà ở xã hội dành cho người có thu nhập thấp. Nếu làm ở Bình Dương, lương của tôi chỉ 6 triệu, nhưng đủ điều kiện mua trả góp nhà loại này. Nếu làm ở TP HCM, lương tôi sẽ tầm 8 triệu nhưng không được mua nhà xã hội ở Bình Dương.

Tôi đã xem xét kỹ điều kiện trả góp, thấy cũng ổn. Tuy nhiên, chất lượng công trình và điều kiện sống ở Bình Dương thì tôi không rõ. Nếu ai có kinh nghiệm hoặc có ý định như tôi xin cho tôi ý kiến để có thể lựa chọn tốt nhất. Tôi cảm ơn.


Văn

Bình luận bên dưới để Chia sẻ những thắc mắc và kinh nghiệm mua nhà của bạn